I. Định nghĩa
1. Trả lời câu hỏi
- Ba chất là oxit mà em biết: CaO, Na2O, CuO
- Nhận xét thành phần nguyên tố của các oxit đó: các oxit có chứa oxi mà một nguyên tố khác.
2. Nhận xét
Một số oxit thường gặp: CuO, Fe2O3, CO2, SO2...
3. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
II. Công thức
1. Trả lời câu hỏi
- Qui tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học:
\(\mathop {{A_x}}\limits^a \mathop {{B_y}}\limits^b = > {\rm{a.x}} = b.y\)
- Nhận xét về các thành phần trong công thức của oxit:
Oxit gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
2. Kết luận: Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng qui tắc về hóa trị:
II. y = n. x
III. Phân loại
Có thể phân chia oxit thành 2 loại chính
a) Oxit axit: là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Thí dụ:
SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4
CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4
b) Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
Thí dụ:
Na2O tương ứng với bazơ natri hiđroxit NaOH
CaO tương ứng với bazơ canxi hiđroxit Ca(OH)2
CuO tương ứng với bazơ đồng hiđroxit Cu(OH)2
IV – Cách gọi tên
Tên oxit : tên nguyên tố + oxit.
Thí dụ: Na2O – natri oxit
NO – nitơ oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị khác nhau
Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
Thí du:
FeO– sắt (II) oxit
Fe2O3 – sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Tên gọi : tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
Thí dụ: CO– cacbon monooxit
CO2– cacbon đioxit
SO2 – lưu huỳnh đioxit
SO3 – lưu huỳnh trioxit
P2O5–điphotpho pentaoxit
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
CHƯƠNG 2. VẬN ĐỘNG
Bài 4
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo tập 2