23.1
1. Nội dung câu hỏi
Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của
A. nguồn điện.
B. dòng điện.
C. thiết bị điện trong mạch.
D. thiết bị an toàn của mạch.
2. Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về cường độ dòng điện
3. Lời giải chi tiết
Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện
Đáp án B
23.2
1. Nội dung câu hỏi
Độ lớn hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết
A. khả năng sinh ra dòng điện.
B. loại nguồn điện.
C. độ bền của nguồn điện.
D. tuổi thọ của nguồn điện.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về hiệu điện thế
3. Lời giải chi tiết
Hiệu điện thế giữa hai cực của của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó.
Đáp án A
23.3
1. Nội dung câu hỏi
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện?
A. kg.
B. mm.
C. mA.
D. mm³.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về cường độ dòng điện
3. Lời giải chi tiết
Đơn vị mA là đơn vị đo cường độ dòng điện
Đáp án C
23.4
1. Nội dung câu hỏi
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo hiệu điện thế?
A. kg.
B. kV.
C. km.
D. kJ.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về hiệu điện thế
3. Lời giải chi tiết
Đơn vị kV là đơn vị đo hiệu điện thế
Đáp án B
23.5
1. Nội dung câu hỏi
Cho các thiết bị gồm: (1) – đèn sợi đốt, (2) – ampe kế, (3) – vôn kế. Những thiết bị nào khi mắc vào mạch điện dùng nguồn điện là pin cần phải chú ý để tránh mắc nhầm cực (nếu mắc nhầm cực có thể làm hỏng thiết bị hoặc gây chập cháy).
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
3. Lời giải chi tiết
Thiết bị (2) và (3).
Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.
23.6
1. Nội dung câu hỏi
Hãy vẽ thêm ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện chạy qua đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn ở mạch điện được mắc như hình vẽ 23.1.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về cách mắc Ampe kế
3. Lời giải chi tiết
- Mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.
- Mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.
Vì vậy, có thể vẽ thêm ampe kế và vôn kế như sau:
23.7
1. Nội dung câu hỏi
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Nếu phát biểu sai, hãy sửa cho đúng.
(1) Hiệu điện thế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện.
(2) Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị là ampe, milivôn.
(3) Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện.
(4) Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôjun, milivôn.
(5) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (khi mạch hở) cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nguồn điện đó.
(6) Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là vôn kế.
(7) Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là ampe kế.
(8) Có thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
3. Lời giải chi tiết
(1) Sai
Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của dòng điện trong mạch điện.
(2) Sai
Cường độ dòng điện được đo bằng đơn vị là ampe, miliampe.
(3) Đúng
(4) Sai
Hiệu điện thế được đo bằng đơn vị là vôn, kilôvôn, milivôn.
(5) Đúng
(6) Sai
Đồng hồ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế.
(7) Sai
Đồng hồ dùng để đo hiệu điện thế là vôn kế.
(8) Sai
Không thể dùng nhiệt kế để đo cường độ dòng điện hay hiệu điện thế.
23.8
1. Nội dung câu hỏi
Cho các dụng cụ gồm: hai nguồn điện mắc nối tiếp, công tắc, đèn LED, ampe kế, vôn kế. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện để ampe kế có thể đo được cường độ dòng điện chạy qua đèn và vôn kế đo được hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn LED.
2. Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
3. Lời giải chi tiết
Có thể vẽ sơ đồ mạch điện như sau:
23.9
1. Nội dung câu hỏi
Cho sơ đồ mạch điện như hình 23.2. Hãy cho biết việc mắc các dụng cụ điện và đồng hồ đo điện đã hợp lí chưa. Nếu chưa hợp lí, hãy vẽ lại để có sơ đồ mạch điện đúng.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
3. Lời giải chi tiết
- Vôn kế bị mắc sai (vôn kế mắc song song với thiết bị điện)
- Ampe kế bị mắc sai cực (cực âm nối với cực âm nguồn, cực dướng nối với cực dương của nguồn)
- Mắc lại như sau:
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Chương II. Phần mềm học tập
Chủ đề 9. Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề
SOẠN VĂN 8 TẬP 1
Unit 10: Communication
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh Diều
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Khoa học tự nhiên 8
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống