Câu 1
Câu 1
Trong buổi thảo luận tổ về pháp luật và kỉ luật, có em cho rằng pháp luật là để quản lí đất nước, còn kỉ luật chỉ là quy định để quản lí một tổ chức, một cộng đồng, một tập thể (như một hội, một đoàn thể, một trường học...). Có em cho rằng pháp luật lớn hơn kỉ luật. Lại có em cho rằng pháp luật khó thực hiện hơn kỉ luật. Thậm chí, có em cho rằng lúc còn nhỏ mà sống không có kỉ luật thì sau này dễ vi phạm pháp luật. Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến “pháp luật là....một trường học)” là đúng.
Ý kiến “pháp luật khó thực hiện hơn kỉ luật” là chưa đúng vì cả hai điểu này phải đi đồng thời với nhau, còn khó hay dễ là do ý thức và ý chí của từng người.
Ý kiến “lúc nhỏ mà sống không có kỉ luật thì sau này dễ vi phạm pháp luật” là đúng vì nếu như từ nhỏ không được rèn luyện cách sống có kỉ luật có trật tự thì rất dễ vi phạm pháp luật vì thói quen không tôn trọng kỉ luật từ nhỏ.
Câu 2
Câu 2
Trong buổi sinh hoạt tổ, có em cho rằng thực hiện nghiêm túc kỉ luật và pháp luật đều làm cho con người mất tự do. Có em cho rằng chính việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành đúng pháp luật mới là có tự do thực sự. Em theo ý kiến nào ? Lí do tại sao ? Em đưa ra dẫn chứng, ví dụ để chứng minh ý kiến của mình.
Lời giải chi tiết:
Em theo ý kiến: “Chính việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành đúng pháp luật mới là có tự do thực sự”. Bởi vì: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm nhiệm vụ không có tổ chức, kỉ luật, ai muốn làm gì thì làm thì sẽ trở thành hỗn loạn. Trong tình huống ấy, mọi người không thể sống yên ổn mà làm việc được. Nếu trong một tổ chức mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ yên tâm và có tự do để làm việc.
Ví dụ: Một người thường xuyên đi làm muộn. Nếu bị xử lí kỉ luật sẽ là tôn trọng mọi người, vừa để chấm dứt hành vi không tốt đó.
Câu 3
Câu 3
Trong các luật đều nêu ra quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân, còn trong kỉ luật ít thấy hói đến quyền lợi và nghĩa vụ. Có đúng như vậy không ? Em có thể lấy dẫn chứng trong các luật, nội quy đã được học ... để giải thích những ý kiến của mình về các ý trên.
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình với ý kiến trên.
- Ví dụ :
+ Trong luật lao động của nhà nước bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của người lao động, còn kỉ luật như trong nhà trường thì chỉ có quy định mà học sinh phải làm theo.
+ Ở các cơ quan, đơn vị có các nghĩa vụ như: không được hút thuốc, đi làm đúng giờ, thực hiện các quy chế về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi ... nhưng ít đề cập đến quyền lợi trong cơ quan.
Câu 4
Câu 4
“Ông Nhã, Việt kiều ở Đức về nước, băn khoăn : Tôi theo dõi ti-vi, báo chí của ta, thấy pháp luật nhà nước mình đối với bọn lâm tặc còn “hiền” quá ! Lúc lâm tặc phá hàng vạn héc-ta rừng già mà chưa có tên nào lĩnh án tù 20 năm. Dân ta phá rừng càng dữ ! Ở Đức, làm, gì có cảnh hàng trăm người dân vào rừng, chọn những cây thẳng nhất, bằng cổ tay, chặt hạ trộm, gánh về nhà làm củi giữa ban ngày.
Tôi bảo ông :
- Do trình độ dân trí của dân mình còn thấp, nên họ chưa biết quý rừng.
Ông Nhã cười gượng :
- Bác xem, loài ong mật làm gì có dân trí, có ý thức, nhưng con ong nào về tổ mà không có hai giọt phấn hoa kết ở hai vế chân sau, lập tức sẽ bị mấy con ong gác tổ đánh đuổi quyết liệt, không cho vào tổ. Vì thế, loài ong đi lấy phấn hoa mới tự giác, cần mẫn suốt từ sáng đến tối, kể cả những hôm trời mưa phùn rét đậm.
Pháp luật nghiêm buộc mọi người phải làm theo pháp luật, chấp hành pháp luật nghiêm, lâu dần sẽ thành một thói quen tốt, từ đó mà tạo nên trình độ dân trí ngày một cao.
Việt Nam ta có câu “lạt mềm buộc chặt”, nhưng mềm với những người lương thiện, người có sai biết sửa chứ không mềm với kẻ vì lợi ích riêng mà phớt lờ cả pháp luật, đang tâm triệt phá những cánh rừng lớn, làm huỷ hoại nguồn sống và gây ra nạn hạn hán, lũ lụt, bắt hàng triệu người dân lương thiện phải gánh chịu. Với bọn chúng, phải dùng pháp luật để siết chặt khiến chúng hết đường quậy phá.”
Theo TẠ KIM HÙNG -
Trích bài kí “Gặp một Việt kiều làm nghề rừng ở Đức” (Văn nghệ 15-3-2003)
Gợi ý: Bài kí này nêu ra mấy vấn đề có liên quan đến pháp luật:
- Dân trí và pháp luật.
- Tự giác của người chấp hành pháp luật và những điều khoản cứng rắn của pháp luật.
- Lấy bản năng của loài ong (lấy phấn hoa về làm mật, không thực hiện thì bị ong gác cửa đánh đuổi, từ đó ong tự giác, cần mẫn đi lấy phấn hoa...) nhằm giáo dục con người phải rèn luyện tập quán tốt để chấp hành kỉ luật, pháp luật.
Về từng vấn đề nêu trên, em cho biết suy nghĩ của mình và rút ra bài học gì trong việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành pháp luật ?
Lời giải chi tiết:
Dân trí và pháp luật là vẫn đề cấp thiết mà bất cứ quốc gia nào cũng cần chú trọng. “Tự giác của … pháp luật” lại càng quan trọng hơn vì tất cả đề bắt nguồn từ ý thức của mỗi người. Bên cạnh đó việc nhà nước đưa ra những điều khoản cứng rắn càng thêm phần nâng cao sự chặt chẽ và sát sao trong quản lý nhà nước.
Việc lấy bản năng của loài ong nhằm giáo dục con người tốt hơn về tầm quan trọng của thói quen tập quán sẽ hình thành tính kỉ luật cao hơn.
Vậy mỗi cá nhân rất cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật, bởi chỉ có như vậy ý thức của mỗi cá nhân mới được cải thiện, xã hội mới ngày càng phát triển ổn định và bình yên.
Bài 24
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 8
Chương VIII. Sinh vật và môi trường
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA HỌC 8 TẬP 2
SBT tiếng Anh 8 mới tập 2
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8