Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em
Phương pháp giải:
- Trao đổi để chọn một cảnh đẹp của địa phương.
- Ghi lại những gì đã quan sát được về cảnh vật của địa phương mình
- Lập dàn ý:
Em có thể lập dàn ý theo 2 cách sau:
+ Miêu tả theo từng phần, từng bộ phận của cảnh.
+ Miêu tả sự biến đổi của cảnh vật theo thời gian (sáng, trưa, chiều, tối hay xuân, hạ, thu, đông)
Lời giải chi tiết:
MB:
Giới thiệu cảnh định tả.
TB:
- Tả bao quát:
Cảnh đẹp đó nhìn bao quát thì như thế nào? Mỗi khi tới nơi này sẽ đem lại cho người ta cảm giác gì? (dễ chịu? thoải mái? Tự do tự tại?)
- Tả cụ thể:
+Dòng sông hình dáng như thế nào? Trông xa thì như thế nào? Tới gần thì ra sao?
+Buổi sáng: mặt trời vừa nhô lên, trên mặt sông có gì khác biệt? chim hót líu lo?
+Trưa: Không gian yên tĩnh, mặt trời chiếu xuống lòng sông, cây cối bên quanh tỏa bóng mát,…
+Chiều tà: Mặt trời gác núi, màn đêm buông xuống,…
+Tối: Tiếng sáo vi vu vang khắp mặt sông,…
KB
- Cảm xúc của em khi đứng trước cảnh đẹp
- Em phải làm gì để giữ gìn cảnh đẹp đó
Câu 2
Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em
Phương pháp giải:
Đoạn văn có thể viết theo trình tự sau:
- Mở đoạn (1 – 2 câu): Nêu ý chính, ý bao trùm toàn đoạn.
- Thân đoạn: Phát triển ý của đoạn, miêu tả từng chi tiết, làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ về cảnh đã miêu tả trong đoạn
Đổi bài cho bạn để góp ý cho nhau
Lời giải chi tiết:
Quê hương em có con sông Bắc Hưng Hải, mỗi lần đi đâu xa trở về em đều muốn quay trở lại nơi này. Nhìn từ trên cao, con sông giống như một tấm vải dài, uốn lượn quanh co, hiền hòa. Dòng sông mang màu nâu đục, chở nặng phù sa vào tưới tiêu cho đồng ruộng. Hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh mướt, rợp bóng mát. Phía xa xa là nhà cửa, làng mạc lấp ló sau những rặng cây. Sáng sớm, khi mà mặt trời bắt đầu rục rịch cựa mình sau những đám mây, hai hàng cây hãy còn phủ mình trong sương sớm, thảm cỏ phía dưới còn đẫm những hạt sương đêm, dòng sông đã bắt đầu chảy trôi hiền hòa. Khi mặt trời ló rạng, chim chóc trên từng cành cây bắt đầu ríu rít hót líu lo báo hiệu một ngày mới. Con người cũng xuất hiện hòa mình vào cuộc sống thường ngày. Buổi trưa đến dòng sông lại trở về với sự yên ả hiếm thấy. Ánh nắng chói chang chiếu xuống lòng sông như được trải một lớp bạc. Đứng từ trong những bóng cây râm mát nhìn ra thật sự có chút chói mắt. Gió từ đâu thổi vi vu vào từng cành cây, ngọn cỏ mang theo hơi thở sông nước. Chiều đến cả khúc sông lại nhộn nhịp bởi những hoạt động thường ngày của con người. Vài chiếc thuyền trên sông qua lại kéo theo cả vài cánh bèo trôi theo. Tối đến khi màn đêm buông xuống, dòng sông lại trở về với vẻ tĩnh mịch vốn có. Chỉ còn nghe thấy tiếng sáo thanh thanh trong đêm như ca bài ca yêu cuộc sống hơn sau mỗi ngày vất vả. Nhịp sống mỗi ngày vẫn như vậy nhưng dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về con sông quê hương, nhớ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi này, nhớ cả những con người bé nhỏ với nhịp sống thầm lặng mà hối hả ở nơi đây.
Câu 3
Chuẩn bị kể một mẩu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe (đã đọc) về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Phương pháp giải:
1) Nhớ lại những truyện nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên:
a) Những truyện cổ tích giải thích nguồn gốc các hiện tượng hoặc sự vật trong thiên nhiên, ví dụ: Cóc kiện trời, Sự tích chú cuội cung trăng…. (Hướng dẫn học Tiếng Việt 3, tập hai)
b) Những truyện kể về tình cảm thân thiết, gắn bó giữa con người với thiên nhiên:
- Tình cảm của con người với những vật nuôi trong nhà, ví dụ: Tìm ngọc, Con chó nhà hàng xóm,… (Hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập một)
- Con người làm bạn với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để cải thiện cuộc sống của mình, ví dụ: Ông Mạnh thắng Thần Gió (Hướng dẫn học Tiếng Việt 2, tập hai)
- Thiên nhiên giúp đỡ con người, ví dụ: Những người bạn tốt (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập một)
2) Cách kể chuyện
a) Giới thiệu về câu chuyện sẽ kể
b) Kể câu chuyện theo diễn biến các sự việc
c) Nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện tham khảo:
Những ngày thơ bé, em thường thích nằm vào lòng bà, bên chiếc chõng tre để nghe bà những câu chuyện cổ tích ngày xưa. Và trong đêm nay trăng sáng, bà đã kể về sự tích chú Cuội cung trăng. Câu chuyện khiến em vô cùng thích thú và chú ý lắng nghe từng lời của bà.
Truyện kể rằng, ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.
Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
– Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó, con hãy nhớ nhé!
Nói xong rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở phía đông góc vườn nhà mình, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn nên ngày nào chú Cuội cũng tưới cây bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn. Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm, Nhưng có một hôm, vợ chàng bị ngã vỡ đầu, chàng phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Thế mà vợ chàng vẫn tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Dù đã dặ vợ không được tưới nước giải vào cây quý nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa….
Nhìn lên vầng trăng sáng trên bầu trời, em như thấy hình ảnh chú Cuội ngồi đó bên cạnh gốc cây quý. Câu chuyện cổ tích không chỉ ca ngợi tấm lòng nhân hậu của chú Cuội, đã dùng cây thuốc quý để cứu người khi bị bệnh mà còn thể hiện ước mơ của loài người được bay lên không trung, vào vũ trụ rộng lớn bao la. Câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta khi làm việc gì cần thận trọng trong mọi công việc, tránh để xảy ra những việc đáng tiếc như gia đình nhà Cuội.
Câu 4
Kể chuyện trong nhóm
1) Mỗi em kể câu chuyện mình đã chọn và chuẩn bị. Nêu điều em cảm thấy thú vị trong câu chuyện.
2) Nhận xét bạn kể (về nội dung câu chuyện và cách kể chuyện)
Lời giải chi tiết:
(Em chủ động hoàn thành bài tập)
Câu 5
Kể chuyện trước lớp
Đại diện một, hai nhóm kể chuyện trước lớp.
Lời giải chi tiết:
(Em chủ động hoàn thành bài tập)
Câu 6
Thảo luận: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Bởi vì thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau nên để thiên nhiên mãi tươi đẹp con người cần phải bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên. Điều đó được thể hiện ra rất nhiều việc mà ta có thể làm xung quanh mình:
- Không xả rác, vứt rác bừa bãi, biết phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định.
- Không phá rừng làm nương rẫy
- Không săn bắn động vật trái phép
- Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường quanh mình.
- Yêu thương, chăm sóc và bảo vệ động vật quanh mình
- Tuyên truyền để những người xung quanh hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người và phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên
…
ĐỀ THI, ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
Tuần 9: Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
Bài 10: Ủy ban nhân dân xã (phường) em
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2
Phần Lịch sử