Bài 19A: Người công dân số Một
Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
Bài 20A: Gương sáng người xưa
Bài 20B: Trách nhiệm công dân
Bài 20C: Hoạt động tập thể
Bài 21A: Trí dũng song toàn
Bài 21B: Những công dân dũng cảm
Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Câu 1
Thảo luận và nêu tác dụng của mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn văn sau:
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.
Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
Phương pháp giải:
- Từ ngữ nà có tác dụng kết nối các câu với nhau?
- Từ ngữ nào có tác dụng nối các đoạn văn với nhau?
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ nào có tác dụng kết nối các câu với nhau: Nhưng, Rồi, Rồi thì
- Từ ngữ nào có tác dụng nối các đoạn văn với nhau: Vì thế, Nhưng
Câu 2
Tìm từ nối phù hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây:
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được.
- ……… bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
(Minh Châu sưu tầm)
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để điền một từ có tác dụng nối cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được.
- Vậy thì bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
Câu 3
a) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ nối.
b) Đổi bài với bạn để nhận xét về các sử dụng từ ngữ nối trong đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Tả thân cây hoa hồng
Nhìn tổng quát cây hoa hồng gồm có có hai bộ phận chính là thân cây và hoa. Thân cây cao chừng một mét. Thân cây thẳng, có màu xanh đậm, rễ cây cắm sâu dưới lòng đất để có thể giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng. Trên cây có rất nhiều cành nhỏ đâm gia, trên cành có những cái gai nhọn hoắt. Mỗi một cái gai giống như một chiến binh sẵn sàng hi sinh thân mình bảo vệ cho từng cánh hoa hồng mỏng manh xinh đẹp. Tiếp đến là lá của cây, những chiếc lá nhỏ có hình trái tim, viền lá có hình răng cưa. Những chiếc lá còn non thì có màu xanh lục, lá già lại mang sắc xanh đậm.
Câu 4
Viết bài văn tả cây cối
Chọn một trong các đề bài sau:
1) Mỗi loài cây đều có một vẻ riêng. Em hãy chọn một loài hoa mà em thích nhất và viết bài văn miêu tả để bạn em cũng thấy rằng loài hoa ấy thật là đẹp.
2) Tả một loại trái cây mà em thích
3) Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy
Phương pháp giải:
Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu cây, hoa hoặc quả em định tả.
- Nêu thời điểm em quan sát cây, hoa hoặc quả ấy
Thân bài:
- Tả bao quát toàn bộ cây (hoa, quả)
- Tả từng bộ phận của cây (hoa, quả) hoặc sự thay đổi của cây (hoa, quả) theo thời gian. Chú ý thể hiện kết quả em đã quan sát được nhờ các giác quan: thị giác (nhìn), khứu giác (ngửi), xúc giác (sờ), vị giác (nếm).
- Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, bướm ong… liên quan đến cây (hoa, quả)
Kết bài:
Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây (hoa, quả) được miêu tả.
Lời giải chi tiết:
Bài làm tham khảo: tả loài hoa
Hoa hồng vốn là một loài hoa mà em vô cùng yêu thích. Sắc đỏ đầy mê hoặc cùng với ý nghĩa của nó khiến em vô cùng yêu thích nó. Từ ngày mẹ trồng thêm mấy khóm hoa hồng trong vườn, hằng ngày được chăm sóc, ngắm nhìn chúng em lại càng thêm yêu thích loài hoa này hơn nữa.
Cây hoa hồng là biểu trưng của tình yêu lâu bền, mãnh liệt và say đắm. Chúng được trồng thành bụi. Những cành hồng thường đem tới cho người ta cảm giác mỏng manh, yếu ớt thế nhưng ít ai biết rằng chúng sống tụ lại bên nhau thành khóm bởi chỉ có như vậy loài hoa này mới có thể luôn vững chãi và chống chọi được với mưa và gió bão. Trong khu vườn nhỏ bé của nhà em có rất nhiều loài hoa như cúc, huệ, thược dược,… nhưng loài hoa mà em yêu thích nhất thì vẫn chỉ có hoa hồng.
Nhìn tổng quát cây hoa hồng gồm có có hai bộ phận chính là thân cây và hoa. Thân cây cao chừng một mét. Thân cây thẳng, có màu xanh đậm, rễ cây cắm sâu dưới lòng đất để có thể giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng. Trên cây có rất nhiều cành nhỏ đâm gia, trên cành có những cái gai nhọn hoắt. Mỗi một cái gai giống như một chiến binh sẵn sàng hi sinh thân mình bảo vệ cho từng cánh hoa hồng mỏng manh xinh đẹp. Tiếp đến là lá của cây, những chiếc lá nhỏ có hình trái tim, viền lá có hình răng cưa. Những chiếc lá còn non thì có màu xanh lục, lá già lại mang sắc xanh đậm. Nhưng quyến rũ và mê hoặc người ta nhất vẫn là hoa của cây hoa hồng. Nụ hoa hồng chúm chím, e ấp khép mình cho tới khi trên đầu cánh hoa xuất hiện những viền đỏ người ta mới biết chúng chuẩn bị xòe cánh, khoe sắc thắm trong nắng mai. Khi hoa nở các cánh hoa xếp thành nhiều tầng, màu đỏ tươi lúc này đã đạt đến độ khiến người ta phải say đắm ngắm nhìn. Giữa nhị hoa có màu vàng, hoa nở đỏ rực rỡ khoe mình trước tạo hóa thiên nhiên có lẽ là thời khắc khiến không ít người phải xao xuyến đắm chìm. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng và dịu nhẹ khiến người ta có cảm giác vô cùng nhẹ nhõm, dễ chịu.
Kể từ khi mấy khóm hoa hồng trong vườn nhà em nở rộ chúng bỗng trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều ong bướm và cả lũ trẻ như chúng em cũng thích lại gần ngắm nhìn. Có lẽ loài hoa ấy thu hút con người và cả ong bướm không chỉ bởi vẻ đẹp của chúng mà còn bởi mùi hương khiến nhiều người phải đắm chìm.
Em rất thích cây hoa hồng trong vườn. Hằng ngày em đều cũng mẹ chăm sóc cẩn thận cho chúng. Bởi nghe nói yêu thương là đứng từ phía xa ngắm nhìn và chăm sóc.
Tuần 22: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Thể tích của một hình
PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tuần 9: Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
PHẦN 1: HỌC KÌ 1
Tuần 14: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Chia một số thập phân cho một số thập phân