Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Nghe - viết đoạn văn:
Chiếc áo búp bê
Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được mảnh vải xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với chân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.
(Theo Ngọc Ro)
Câu 2
Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Thi tìm các tính từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.
Lời giải chi tiết:
Tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng s | siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng ý, sành sỏi, sát sao,... |
Tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng x | xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê,… |
Tính từ chứa tiếng có vần âc | lấc cấc, xấc xược, lấc láo, xấc láo,... |
Tính từ chứa tiếng có vần ât | thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chất phác, khật khưỡng, thất vọng, phất phơ,… |
Câu 4
Thay nhau đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài củ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Lời giải chi tiết:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học, các em thường làm gì?
c) Bến cảng thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
Câu 5
Tìm từ nghi vấn trong các câu hỏi và ghi vào vở.
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung phải không ?
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?
Lời giải chi tiết:
a) Có phải – không
b) phải không
c) à
Câu 6
Trong các câu dưới đây, những câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?
a) Bạn có thích chơi diều không?
b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
c) Bạn thích trò chơi nào nhất?
d) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?
e) Ai khéo tay hơn?
g) Hãy thử xem ai khéo tay hơn nào?
Lời giải chi tiết:
- Những câu không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi là:
b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.
d) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.
g) Hãy thử xem ai khéo tay hơn nào.
Unit 3: Appearance and personality
Bài 24. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)
Đề ôn tập hè
Stop and check 3B
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo tập 2
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4