Câu 1
Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong các tình huống sau:
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các hình ảnh và nhận biết tình huống được thể hiện trong hình ảnh đó. Nếu em là nhân vật trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
Lời giải chi tiết:
- Hình 13:
+ Tình huống: lúc chiều, bạn nam có ăn một bắp ngô. Đến tối, bạn nam cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Có thể là bắp ngô mà bạn nam ấy ăn lúc chiều đã bị hỏng do không được bảo quản cẩn thận
+ Cách ứng xử của em: Nếu em ở trong tình huống đó, em sẽ cố gắng nôn để đẩy thực phẩm đó ra ngoài. Sau đó, em sẽ báo với bố mẹ để được đưa tới bệnh viện.
- Hình 14:
+ Tình huống: Em đi chơi về thì thấy em gái của mình đang ngồi khóc ở thềm nhà. Em chạy lại hỏi nguyên nhân thì biết được em gái mình vừa uống một lọ nước lạ.
+ Cách ứng xử của em: Em sẽ dỗ dành để em của mình không khóc nữa. Sau đó, em sẽ chạy đi tìm người lớn giúp đỡ. Nếu có thể, em sẽ gọi 115 để được giúp đỡ.
Câu 2
Gia đình em đã sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn, đồ uống như thế nào? Cần thay đổi gì để phòng tránh ngộ độc xảy ra? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
* Cách gia đình em sắp xếp đồ dùng và bảo quản đồ ăn:
- Để các vật dụng, đồ dùng và thực phẩm đúng nơi quy định
- Đồ ăn được cất vào tủ lạnh
- Thuốc được cất trong tủ thuốc
…
* Những điều cần thay đổi để phòng tránh ngộ độc xảy ra:
- Bát đũa sau khi rửa xong cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát để chúng không bị mốc.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng bếp.
- Lau chùi tủ lạnh thường xuyên.
* Cần có sự thay đổi đó vì gia đình em có nhiều trẻ nhỏ nên các em dễ nghịch ngợm và sử dụng những loại thực phẩm gây ngộ độc.
Unit 2: My family
Review 3
Chủ đề 6. THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN
Chủ đề 5. BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Bài tập cuối tuần 29