Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Quan sát cổng trời
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
Trước cổng trời
(Trích)
Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất?
Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói...
Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã
Người Tày đi khắp ngả
Đi gặt lúa, trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rùng sương giá.
NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
Câu 3
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Nguyên sơ: Vẫn còn nguyên vẻ đẹ như lúc ban đầu.
Vạt nương: Mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.
Triền miên: Dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi.
Sương giá: Sương lạnh buốt ( vào mùa đông).
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc hai khổ thơ, tiếp nối đến hết bài, chú ý nhấn giọng các từ ngữ miêu tả
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ đầu đẹp như thế nào?
3) Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3 và 4
4) Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
5) Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
1) Em quan sát tranh ở bài tập 1 và đọc kĩ khổ thơ đầu tiên trong bài thơ.
2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu rất đẹp. Nơi đây có hai vách đá nhìn qua thấy mây bay, gió thổi và cỏ cây trùng đẹp.
3) Em đọc kĩ khổ thơ 2, 3, 4
4) Em đọc kĩ hai khổ thơ cuối bài.
5) Em tự cảm nhận và trả lời.
Lời giải chi tiết:
1) Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ thứ nhất tựa như là khung cảnh ở trong cõi tiên. Giữa hai bên vách đá lại lộ ra một khoảng không chơi vơi ở giữa. Có gió thoảng mây trôi bao quanh bồng bềnh huyền ảo. Cổng trời như ở trong cõi mơ mà hoá ra lại là thực tại trên mặt đất.
3) Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khó huyền ảo có thể nhìn thấy cả một không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những lòng thung lúa đã chín vàng màu mật đọng, khoảng trời bồng bềnh mây trôi, gió thoảng. Xa xa kia là thác nước trắng xóa đổ xuống từ triền núi cao, vang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi bóng mình xuống đáy nước. Không gian nơi đây gợi vẻ nguyên sơ, bình yên như thể hàng ngàn năm nay vẫn như vậy, khiến ta có cảm giác như bước vào cõi mơ.
4) Cánh rừng sương giá như ấm lên vì có hình ảnh con người, những người Tày, người Giáy, người Dao đang tất bật với công việc (Người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người dao đi tìm măng, hái nấm;…)
5) Em thích nhất là cảnh đứng trước cổng trời vì có cảm giác như đang được tới một chốn bồng lai tiên cảnh, có gió thoảng mây trôi, tâm hồn sẽ thật sự thư thái khi được cảm nhận không gian ở nơi đó.
Câu 6
Cùng nhau học thuộc lòng những khổ thơ em thích hoặc cả bài thơ.
(Em làm theo yêu cầu của bài tập)
Bài tập cuối tuần 28
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC (TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY)
Unit 12. Don't ride your bike too fast!
Bài tập cuối tuần 32