Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Câu 1
Hãy kể những điều em biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu dành cho Việt Nam
Phương pháp giải:
Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận là chiếc cầu treo dây văng đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, là công trình hợp tác hữu nghị Việt Nam - Ô-xtrây-li-a. Cầu nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, dài 1535m, mặt cầu rộng 22,6m, có 4 làn xe chạy và 2 làn bộ hành.
Lời giải chi tiết:
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là nhà máy lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á do Liên Xô (Nga) giúp đỡ xây dựng và vận hành, có công suất sản sinh điện năng rất lớn.
- Đường hầm Thủ Thiêm là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á, gồm sáu làn xe được dìm dưới lòng sông Sài Gòn. Đây là nguồn vốn đầu tư từ Hỗ trự phát triển chính thức của chính phủ Nhật Bản, do các nhà thầu Nhật Bản thi công.
- Cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện nay bắc qua sông Hồng nối hai bờ phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) và nút giao với đường Nam Hồng (huyện Đông Anh) là một món quà của nhân dân Nhật Bản dành tặng Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014). Để ghi lại mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Bộ GTVT và TP. Hà Nội thống nhất dưới tên chính là cầu Nhật Tân sẽ có thêm phần tiếng Anh là "cầu Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản".
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau:
Một chuyên gia máy xúc
Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên một vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.
Chiếc máy xúc của tôi hối hả "điểm tâm" những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác..., tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: "Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!"
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.
(theo Hồng Thủy)
Câu 3
a) Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
b) Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Chuyên gia: ở đây chỉ cán bộ kĩ thuật nước ngoài sang giúp nước ta.
Công trường: nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc,… để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.
Phiên dịch: dịch từ ngôn ngữ dân tộc này sang ngôn ngữ dân tộc khác.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ rồi ghép nối cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
a)
1 – b: Hoà sắc – phối hợp màu sắc
2 – c: Điểm tâm – ăn lót dạ
3 – a: Chất phác – thật thà, mộc mạc
4 – d: Đồng nghiệp – người cùng làm một nghề
Câu 4
Cùng luyện đọc
Hai em đọc hai phần, tiếp nối nhau đến hết bài
(Phần 1: Từ đầu đến những nét giản dị, thân mật.
Phần 2: Còn lại)
Câu 5
Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi:
1) Bài đọc có những nhân vật nào?
2) Anh Thuỷ gặp anh A - lếch - xây ở đâu?
3) Cảnh vật hôm đó có gì đẹp?
4) Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
5) Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp (anh Thuỷ và anh A-lếch-xây) diễn ra như thế nào?
Phương pháp giải:
1) Em đọc kĩ toàn bài xem có những nhân vật nào xuất hiện.
2) Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất trong bài.
3) Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên.
4) Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài và tìm các chi tiết miêu tả vóc dáng, trang phục, mái tóc, khuôn mặt A-lếch-xây.
5) Em đọc kĩ đoạn nói chuyện của hai nhân vật ở phần cuối câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
1) Bài đọc có sự xuất hiện của những nhân vật: Anh A-lếch-xây, anh Thuỷ, người phiên dịch.
2) Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở công trường xây dựng.
3) Những nét đẹp của cảnh thiên nhiên hôm đó là:
- Đó là một buổi sáng đầu xuân.
- Trời đẹp.
- Gió nhẹ và hơi lạnh.
- Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.
4) Dáng vẻ của anh A-lếch-xây có những điểm đặc biệt khiến anh Thủy chú ý là:
- Một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.
- Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe , khuôn mặt to chất phác.
5) Sau khi được người phiên dịch giới thiệu là một chuyên gia máy xúc, anh A – lếch – xây mỉm cười, chủ động hỏi chuyện anh Thủy. Anh A – lếch – xây cũng không hề hà bụi bẩn, đưa tay nắm lấy bàn tay dầu mỡ của anh Thủy, lắc mạnh và nói “Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!”
Câu 6
Mỗi em phát biểu ý kiến riêng của mình: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em lựa chọn một chi tiết trong bài mà mình thích rồi giải thích lí do.
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất là chi tiết cuối chuyện anh A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa rắn chắc nắm lấy bàn tay dầu mỡ của anh Thuỷ, lắc mạnh rồi nói: “Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ”
Bởi vì chi tiết này không chỉ cho thấy anh A-lếch-xây là một người vô cùng thân thiện mà còn có thể thấy được tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Nga.
TẢ LOÀI VẬT
Unit 2: I Always Get Up Early. How About You?
Bài tập cuối tuần 7
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC