Bài 14A: Món quà tuổi thơ
Bài 14B: Búp bê của ai?
Bài 14C: Đồ vật quanh em
Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
Bài 15B: Con tìm về với mẹ
Bài 15C: Quan sát đồ vật
Bài 16A: Trò chơi
Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
Bài 16C: Đồ chơi của em
Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
Bài 17C: Ai làm gì?
Câu 1
Quan sát bức tranh sau đây và cho biết bức tranh vẽ những gì?
Lời giải chi tiết:
Bức tranh trên vẽ: một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son đựng cẩn thận trong một chiếc lọ thủy tinh trong vắt. Ngoài ra, còn có một chú bé bằng đất và ông hòn Rấm đang trò chuyện rất vui vẻ.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Chú Đất Nung
1. Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.
2. Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:
- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.
3. Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.
Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.
4. Ông Hòn Rấm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
- Nung ấy ạ?
- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:
- Nào, nung thì nung!
Từ đấy, chú thành Đất Nung.
(Còn nữa)
(Theo Nguyễn Kiên)
Câu 3
Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Đọc đoạn 1, 2 thay nhau hỏi và trả lời:
1) Cu Chắt có những đồ chơi gì?
2) Chúng khác nhau như thế nào?
3) Vì sao cu Chắt bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh?
Đọc đoạn 3, 4 thảo luận, trả lời các câu hỏi:
4) Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
5) Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
a. Vì chú muốn thử xem có đúng là đất có thể nung trong lửa hay không
b. Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát
c. Vì chú muốn được xông pha rèn luyện, làm nhiều việc có ích
6) Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
a. Sức nóng khủng khiếp
b. Được rèn luyện trong khó khăn, gian khổ
c. Được làm chín
Lời giải chi tiết:
1) Chú Chắt có những đồ chơi như: Chàng kị sĩ cưỡi ngựa, nàng công chúa trong mái lầu và một chú bé bằng đất.
2) Sự khác nhau giữa các đồ chơi là:
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa và nàng công chúa được nặn từ bột, có màu sắc đẹp đẽ.
- Chú bé bằng đất được nặn từ đất sét do chính cu Chắt nặn.
3) Cu Chắt bỏ hai người bột vào lọ thủy tinh vì sợ đất sét từ chú bé Đất làm bẩn hai người bột.
4) Chú bé Đất nhớ quê nên tìm đường ra cánh đồng. Trên đường đi, chú gặp mưa bị ngấm nước nên rét. Khi vào bếp sưởi lại bị nóng rát cả chân tay.
5) Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung : Vì chú muốn được xông pha rèn luyện, làm nhiều việc có ích.
=> Đáp án: c
6) Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều: được rèn luyện trong khó khăn, gian khổ.
=> Đáp án: b
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4