- Do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus,..): bệnh tụ huyết trùng ở trâu bòdo vi khuẩn Pasteurella multocida; bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae; bệnh nấm phổi ở gia cầm do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae.
- Do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn: lợn nái nuôi con mà thiếu khoáng thì dễ bị liệt chân; bò ăn phải cây cỏ có độc, sẽ bị ngộ độc.
- Do động vật kí sinh (ve, rận, giun, sán,...): giun đũa lợn sống ký sinh trong ruột lợn, con ghẻ sống kí sinh ở da lợn.
- Do môi trường sống không thuận lợi (quá nóng, quá lạnh): bệnh cước chân ở trâu, bò do thời tiết lạnh nhiệt độ xuống dưới 10oC.
Các nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi:
+ Do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus,...).
+ Do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn.
+ Do động vật kí sinh (ve, rận, giun, sán,...).
+ Do môi trường sống không thuận lợi (quá nóng, quá lạnh).
Phòng bệnh là thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ cơ thể vật nuôi khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Hình 11.3a: Nuôi dưỡng tốt: cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.
- Hình 11.3b: Chăm sóc chu đáo: thực hiện chăm sóc phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, đảm bảo chuồng nuôi ấm vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không quá nóng, không quá lạnh.
- Hình 11.3c: Vệ sinh môi trường sạch sẽ: đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh, thực hiện tốt việc thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi.
- Hình 11.3d: Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.
Tác dụng của một số loại vaccine trong phòng bệnh cho vật nuôi:
- Vacxin H5N1 phòng chống cúm gia cầm.
- Vaccine LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion type O phòng bệnh lở mồm long móng cho gia súc.
- Vaccine mORCVAX phòng bệnh tả cho vật nuôi.
- Vaccine Newcastle phòng bệnh gà rù.
Trị bệnh là các biện pháp giúp cho cơ thể vật nuôi khỏi bệnh.
- Dùng thuốc kháng sinh điều trị cho gia súc, gia cầm: nhằm tiêu diệt (loại trừ) nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể con vật.
- Dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng, trợ sức, trợ lực: nhằm làm tăng sức đề kháng cho con vật, loại trừ mầm bệnh, chống stress, rút ngắn thời gian điều trị, con vật nhanh hồi phục, không bị còi cọc, giảm thiệt hại kinh tế
- Phẫu thuật: trị các bệnh nghiêm trọng.
Qua quan sát một đàn vật nuôi, nhận biết vật nuôi bị bệnh qua một số trạng thái sinh lí không bình thường của vật nuôi.
Dựa trên 5 biện pháp cơ bản phòng bệnh cho vật nuôi, học sinh đề xuất thêm những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Qua đó, nêu mục đích của từng biện pháp.
- Nuôi dưỡng tốt:
+ Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.
+ Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.
- Chăm sóc chu đáo:
+ Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.
+ Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.
- Cách li tốt:
+ Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
+ Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:
+ Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.
+ Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định:
+ Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.
+ Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.
Câu hỏi tr 52
Mở đầu
Vì sao vật nuôi bị bệnh? Những biện pháp nào thường được dùng để phòng, trị bệnh cho vật nuôi? Việc phòng, trị bệnh có vai trò như thế nào đối với vật nuôi? |
Lời giải chi tiết:
- Vật nuôi bị bệnh do một số nguyên nhân như: do vi sinh vật gây bệnh, do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn, do động vật kí sinh, do môi trường sống không thuận lợi.
- Những biện pháp nào thường được dùng để phòng bệnh cho vật nuôi: nuôi dưỡng tốt, chăm sóc chu đáo, vệ sinh môi trường sạch sẽ, cách li tốt, tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.
- Những biện pháp nào thường được dùng để trị bệnh cho vật nuôi: dùng thuốc kháng sinh, dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng, trợ sức, trợ lực, phẫu thuật.
- Việc phòng, trị bệnh có vai trò quan trọng đối với vật nuôi: giúp bảo vệ cơ thể vật nuôi khỏi các tác nhân gây bệnh và giúp cho cơ thể vật nuôi khỏi bệnh.
Quan sát hình 11.1 và nêu một số biểu hiện bệnh của mỗi loại vật nuôi. |
Phương pháp giải:
Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi, thường có những biểu hiện như buồn bã, chậm chạp, giảm hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, ho, bại liệt,…
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện bệnh của mỗi loại vật nuôi:
- Hình 11.1a. buồn bã.
- Hình 11.1b. bại liệt.
- Hình 11.1c: chảy nước mắt.
Câu hỏi tr 53
Khám phá
Quan sát Hình 11.2, nêu các nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi và cho ví dụ minh họa. |
Phương pháp giải:
Các nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi:
+ Do vi sinh vật gây bệnh.
+ Do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn.
+ Do động vật kí sinh.
+ Do môi trường sống không thuận lợi.
- Do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus,..): bệnh tụ huyết trùng ở trâu bòdo vi khuẩn Pasteurella multocida; bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae; bệnh nấm phổi ở gia cầm do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae.
- Do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn: lợn nái nuôi con mà thiếu khoáng thì dễ bị liệt chân; bò ăn phải cây cỏ có độc, sẽ bị ngộ độc.
- Do động vật kí sinh (ve, rận, giun, sán,...): giun đũa lợn sống ký sinh trong ruột lợn, con ghẻ sống kí sinh ở da lợn.
- Do môi trường sống không thuận lợi (quá nóng, quá lạnh): bệnh cước chân ở trâu, bò do thời tiết lạnh nhiệt độ xuống dưới 10oC.
Xác định nguyên nhân gây bệnh (cột B) tương ứng với từng bệnh ở cột (A) trong bảng dưới đây: |
Các nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi:
+ Do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus,...).
+ Do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn.
+ Do động vật kí sinh (ve, rận, giun, sán,...).
+ Do môi trường sống không thuận lợi (quá nóng, quá lạnh).
Câu hỏi tr 54
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo để tìm ra nguyên nhân, biểu hiện và tác hại của một số bệnh do vi sinh vật gây ra trên vật nuôi. Tại sao bệnh do vi sinh vật lại nguy hiểm? |
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân của một số bệnh do vi sinh vật gây ra trên vật nuôi: Do môi trường sống, thức ăn của vật nuôi không đảm bảo vệ sinh, các loại vi khuẩn, virus, nấm tấn công; Do lây chéo từ các vật nuôi nhiễm bệnh khác.
- Biểu hiện của một số bệnh do vi sinh vật gây ra trên vật nuôi: lở loét da, tiêu chảy, bỏ ăn, sốt, ho, bại liệt,...
- Tác hại của một số bệnh do vi sinh vật gây ra trên vật nuôi:
+ Làm ốm, chết nhiều vật nuôi.
+ Tốn kém cho việc phòng trị bệnh.
- Bệnh do vi sinh vật lại nguy hiểm vì bệnh do vi sinh vật gây ra thường lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế và khó điều trị được bằng kháng sinh; có thể gây chết vật nuôi.
Quan sát Hình 11.3 và nêu một số biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. |
Phòng bệnh là thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ cơ thể vật nuôi khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Hình 11.3a: Nuôi dưỡng tốt: cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.
- Hình 11.3b: Chăm sóc chu đáo: thực hiện chăm sóc phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, đảm bảo chuồng nuôi ấm vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không quá nóng, không quá lạnh.
- Hình 11.3c: Vệ sinh môi trường sạch sẽ: đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh, thực hiện tốt việc thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi.
- Hình 11.3d: Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.
Câu hỏi tr 55
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về tác dụng của một số loại vaccine trong phòng bệnh cho vật nuôi. |
Phương pháp giải:
Vaccine là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh, được điều chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh cần phòng cho vật nuôi. Khi được tiêm phòng vaccine, vật nuôi có thể không bị mắc bệnh đó nữa.
Tác dụng của một số loại vaccine trong phòng bệnh cho vật nuôi:
- Vacxin H5N1 phòng chống cúm gia cầm.
- Vaccine LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion type O phòng bệnh lở mồm long móng cho gia súc.
- Vaccine mORCVAX phòng bệnh tả cho vật nuôi.
- Vaccine Newcastle phòng bệnh gà rù.
Nêu một số biện pháp trị bệnh cho vật nuôi và ý nghĩa của các biện pháp đó. |
Trị bệnh là các biện pháp giúp cho cơ thể vật nuôi khỏi bệnh.
- Dùng thuốc kháng sinh điều trị cho gia súc, gia cầm: nhằm tiêu diệt (loại trừ) nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể con vật.
- Dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng, trợ sức, trợ lực: nhằm làm tăng sức đề kháng cho con vật, loại trừ mầm bệnh, chống stress, rút ngắn thời gian điều trị, con vật nhanh hồi phục, không bị còi cọc, giảm thiệt hại kinh tế
- Phẫu thuật: trị các bệnh nghiêm trọng.
Câu hỏi tr 56
Luyện tập
1. Việc nào sau đây là nên và không nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh? |
Phương pháp giải:
Học sinh tự tìm hiểu để biết được việc nào là nên và không nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh.
Lời giải chi tiết:
- Việc nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh:
1. Nhốt cách li vật nuôi ốm để theo dõi.
3. Báo cáo cán bộ thú y đến kiểm tra.
4. Vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại.
- Việc không nên làm khi vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh:
2. Bán nhanh những con khỏe, mổ thịt những con ốm.
5. Vứt xác vật nuôi xuống ao, mương hay chỗ vắng người.
6. Mang vật nuôi sang nơi khác để tránh dịch.
2. Khi quan sát một đàn vật nuôi, em có thể nhận biết được vật nuôi bị bệnh không? Vật nuôi bị bệnh thường có biểu hiện như thế nào? |
Qua quan sát một đàn vật nuôi, nhận biết vật nuôi bị bệnh qua một số trạng thái sinh lí không bình thường của vật nuôi.
Đề xuất những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Nêu mục đích của từng biện pháp. |
Dựa trên 5 biện pháp cơ bản phòng bệnh cho vật nuôi, học sinh đề xuất thêm những biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em. Qua đó, nêu mục đích của từng biện pháp.
- Nuôi dưỡng tốt:
+ Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.
+ Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.
- Chăm sóc chu đáo:
+ Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.
+ Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.
- Cách li tốt:
+ Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
+ Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:
+ Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.
+ Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định:
+ Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.
+ Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.
Chương 2: Số thực
Unit 1: Hobbies
Tổng hợp danh pháp các nguyên tố hóa học
Bài 10
Unit 4. All things hi-tech