Bài 35. Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Bài 31. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Bài tập cuối chương IX
Bài 32. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Luyện tập chung trang 70
Luyện tập chung trang 82
Bài 33. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bài 34. Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
HĐ 1
HĐ 1
Đọc các sự kiện, hiện tượng sau và thực hiện HĐ1, HĐ2
Tìm các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.
Chọn cụm từ thích hợp ( không thể, ít khả năng, nhiều khả năng, chắc chắn) vào dấu “?” trong các câu sau:
a) Tôi ..?...đi bộ 20 km mà không nghỉ
b) ..?... có tuyết rơi ở Hà Nội vào mùa đông
c) Anh An là một học sinh giỏi. Anh An …?... sẽ đỗ thủ khoa trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia tới.
Phương pháp giải:
Phân tích những sự kiện, hiện tượng
Lời giải chi tiết:
Những sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra là: 1, 3; 4
HĐ 2
HĐ 2
Đọc các sự kiện, hiện tượng sau và thực hiện HĐ1, HĐ2
Tìm các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.
Phương pháp giải:
Phân tích những sự kiện, hiện tượng
Lời giải chi tiết:
Những sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra là: 2; 5
Câu hỏi
Câu hỏi
Trong HĐ1 và HĐ2, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Phương pháp giải:
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Lời giải chi tiết:
Biến cố chắc chắn: 5
Biến cố không thể: 2
Biến cố ngẫu nhiên: 1; 3; 4
Luyện tập 1
Luyện tập 1
Chọn từ thích hợp ( ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) thay vào dấu “?” để được câu đúng.
1. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc
Biến cố “ Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố ..?..
Biến cố: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số bằng 7” là biến cố …?....
2. Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3;6;9;12;15;18;24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố ..?..
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố ..?..
Phương pháp giải:
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Lời giải chi tiết:
1. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc
Biến cố “ Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn
Biến cố: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số bằng 7” là biến cố ngẫu nhiên
2. Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3;6;9;12;15;18;24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố chắc chắn (( vì tất cả các số được ghi đều chia hết cho 3)
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố không thể ( vì trong số các số được ghi không có số nào chia hết cho 7)
Luyện tập 2
Luyện tập 2
Lan thamm gia trò chơi Vòng quay may mắn như Hình 8.1. Xét ba biến cố sau:
A: “Lan quay vào ô có số điểm lớn hơn 500 điểm”
B: “ Lan quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100 điểm”
C: “ Lan quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Phương pháp giải:
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Lời giải chi tiết:
Biến cố chắc chắn: C
Biến cố không thể: B
Biến cố ngẫu nhiên: A
Thử thách nhỏ
Thử thách nhỏ
Cho hai chiếc túi kín I, II đựng một số viên bi có cùng kích thước, trong đó tất cả các viên bi ở túi I có màu đen. Người chơi lấy ngẫu nhiên từ mỗi túi một viên bi và sẽ thắng nếu trong hai viên bi lấy ra có viên bi màu đỏ. Trong túi II cần có những viên bi màu gì để biến cố “ Người chơi thắng” là:
a) Biến cố chắc chắn;
b) Biến cố không thể;
c) Biến cố ngẫu nhiên.
Phương pháp giải:
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Lời giải chi tiết:
a) Để biến cố “ Người chơi thắng” là biến cố chắc chắn thì người chơi luôn phải lấy được viên bi màu đỏ. Mà túi 1 toàn là bi đen nên túi 2 cần toàn là bi đỏ thì người chơi luôn lấy được bi đỏ
b) Để biến cố “ Người chơi thắng” là biến cố không thể thì người chơi luôn không lấy được viên bi màu đỏ. Vì túi 1 toàn là bi đen nên túi 2 không được có bi đỏ
c) Để biến cố “ Người chơi thắng” là biến cố ngẫu nhiên thì người chơi có thể lấy được viên bi màu đỏ. Mà túi 1 toàn là bi đen nên túi 2 cần có chứa bi đỏ và thêm bi màu khác.
Chương 8. Tam giác
Bài 9
Chủ đề 11. Sinh sản ở sinh vật
Chương 3: Hình học trực qua
Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7