Chọn đáp án đúng:
4.62
Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Nếu lim|un| = +∞ thì lim un = +∞;
B. Nếu lim|un| = +∞ thì lim un = −∞;
C. Nếu lim un = 0 thì lim|un| = 0;
D. Nếu lim un = −a thì lim|un| = a.
Lời giải chi tiết:
Cách 1: Ta có ||un|| = |un|. Do đó, nếu (un) có giới hạn là 0 thì (|un|) cũng có giới hạn 0.
Cách 2: (loại trừ các phương án khác bằng cách phản ví dụ): Chẳng hạn, un = -n cho phép loại trừ phương án A, un = n cho phép loại trừ phương án B, un = 1 và a = -1 cho phép loại trừ phương án D.
Chọn đáp án: C
4.63
\(\lim \dfrac{{{2^n} - {3^n}}}{{{2^n} + 1}}\) bằng:
A. 1 B. -∞ C. 0 D. +∞
Phương pháp giải:
Tính giới hạn bằng cách chia tử số và mẫu số cho 3n.
Lời giải chi tiết:
\(\lim \dfrac{{{2^n} - {3^n}}}{{{2^n} + 1}}\)\( = \lim \dfrac{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} - 1}}{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}}}}\)
Vì \(\lim \left[ {{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} - 1} \right] = 0 - 1 = - 1 < 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\lim \left[ {{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}}} \right] = 0\\{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}} > 0\end{array} \right.\) nên \(\lim \dfrac{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} - 1}}{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}}}} = - \infty \)
Vậy \(\lim \dfrac{{{2^n} - {3^n}}}{{{2^n} + 1}} = - \infty \)
Chọn đáp án: B
4.64
\(\lim \left( {\sqrt {{n^2} - n + 1} - n} \right)\) bằng:
A. 0 B. 1 C. -1/2 D. -∞
Phương pháp giải:
Tính giới hạn bằng cách nhân và chia biểu thức liên hợp.
Lời giải chi tiết:
\(\lim \left( {\sqrt {{n^2} - n + 1} - n} \right)\)
\(\begin{array}{l} = \lim \dfrac{{\left( {\sqrt {{n^2} - n + 1} - n} \right)\left( {\sqrt {{n^2} - n + 1} + n} \right)}}{{\sqrt {{n^2} - n + 1} + n}}\\ = \lim \dfrac{{{n^2} - n + 1 - {n^2}}}{{\sqrt {{n^2} - n + 1} + n}}\\ = \lim \dfrac{{ - n + 1}}{{\sqrt {{n^2} - n + 1} + n}}\\ = \lim \dfrac{{n\left( { - 1 + \dfrac{1}{n}} \right)}}{{n\sqrt {1 - \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{{{n^2}}}} + n}}\\ = \lim \dfrac{{ - 1 + \dfrac{1}{n}}}{{\sqrt {1 - \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{{{n^2}}}} + 1}}\\ = \dfrac{{ - 1 + 0}}{{\sqrt {1 - 0 + 0} + 1}}\\ = - \dfrac{1}{2}\end{array}\)
Chọn đáp án: C
4.65
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {x - {x^3} + 1} \right)\) bằng:
A. 1 B. -∞ C. 0 D. +∞
Phương pháp giải:
Tính trực tiếp giới hạn.
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {x - {x^3} + 1} \right)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {x^3}\left( {\dfrac{1}{{{x^2}}} - 1 + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right)\)
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {x^3} = - \infty \) và \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {\dfrac{1}{{{x^2}}} - 1 + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right) = - 1 < 0\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {x^3}\left( {\dfrac{1}{{{x^2}}} - 1 + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right) = + \infty \)
Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \left( {x - {x^3} + 1} \right) = + \infty \)
Chọn đáp án: D
4.66
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \dfrac{{x - 1}}{{x - 2}}\) bằng:
A. -∞ B. 1/4 C. 1 D. +∞
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \left( {x - 1} \right) = 2 - 1 = 1 > 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \left( {x - 2} \right) = 0\\x - 2 < 0,\forall x < 2\end{array} \right.\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \dfrac{{x - 1}}{{x - 2}} = - \infty \)
Chọn đáp án: A
4.67
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{2x - 1}}{{3 + 3x}}\), khi đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} f\left( x \right)\) bằng:
A. +∞ B. 2/3 C. 1 D. -∞
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \left( {2x - 1} \right) = 2.\left( { - 1} \right) - 1 = - 3 < 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \left( {3 + 3x} \right) = 0\\3 + 3x > 0,\forall x > - 1\end{array} \right.\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \dfrac{{2x - 1}}{{3 + 3x}} = - \infty \)
Chọn đáp án: D
4.68
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {3^ - }} \dfrac{{{x^2} - 6}}{{9 + 3x}}\) bằng:
A. 1/3 B. -∞ C. 1/6 D. +∞
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {3^ - }} \left( {{x^2} - 6} \right) = {\left( { - 3} \right)^2} - 6 = 3 > 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to - {3^ - }} \left( {9 + 3x} \right) = 0\\9 + 3x < 0,\forall x < - 3\end{array} \right.\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {3^ - }} \dfrac{{{x^2} - 6}}{{9 + 3x}} = - \infty \)
Chọn đáp án: B
4.69
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{\sqrt {4{x^2} - x + 1} }}{{x + 1}}\) bằng:
A. 2 B. -2 C. 1 D. -1
Phương pháp giải:
Đưa x2 ra khỏi căn ở tử số.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{\sqrt {4{x^2} - x + 1} }}{{x + 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{\sqrt {{x^2}\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{x + 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{\left| x \right|\sqrt {\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{x + 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{ - x\sqrt {\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{x\left( {1 + \dfrac{1}{x}} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{ - \sqrt {\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{1 + \dfrac{1}{x}}}\\ = \dfrac{{ - \sqrt {4 - 0 + 0} }}{{1 + 0}}\\ = - 2\end{array}\)
Chọn đáp án: B
4.70
Cho hàm số f(x) xác định trên đoạn [a; b]
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Nếu hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a; b] và f(a).f(b) > 0 thì phương trình f(x) = 0 không có nghiệm trong khoảng (a; b)
B. Nếu f(a).f(b) < 0 thì phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm trong khoảng (a; b)
C. Nếu phương trình f(x) = 0 có nghiệm trong khoảng (a; b) thì hàm số f(x) phải liên tục trên khoảng (a; b)
D. Nếu f(x) hàm số liên tục, tăng trên đoạn [a; b] và f(a).f(b) > 0 thì phương trình f(x) = 0 không thể có nghiệm trong khoảng (a; b)
Lời giải chi tiết:
Đáp án A: sai vì ta chưa thể kết luận gì về nghiệm khi f(a).f(b) > 0.
Đáp án B: sai vì thiếu điều kiện f(x) liên tục trên (a;b).
Đáp án C: sai vì vẫn có thể xảy ra trường hợp f(x) gián đoạn tại một điểm nào đó trong khoảng (a;b).
Đáp án D: đúng.
Ta có: \(f\left( a \right).f\left( b \right) > 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}f\left( a \right) > 0,f\left( b \right) > 0\\f\left( a \right) < 0.f\left( b \right) < 0\end{array} \right.\)
Do hàm số f(x) tăng trên [a;b] nên \(f\left( a \right) \le f\left( x \right) \le f\left( b \right)\).
Nếu \(f\left( a \right) > 0,f\left( b \right) > 0\) thì \(0 < f\left( a \right) \le f\left( x \right)\) \( \Rightarrow f\left( x \right) > 0,\forall x \in \left[ {a;b} \right]\) hay phương trình vô nghiệm trong \(\left[ {a;b} \right]\).
Nếu \(f\left( a \right) < 0,f\left( b \right) < 0\) thì \(f\left( x \right) \le f\left( b \right) < 0\) \( \Rightarrow f\left( x \right) < 0,\forall x \in \left[ {a;b} \right]\) hay phương trình vô nghiệm trong \(\left[ {a;b} \right]\).
Vậy trong cả hai TH thì f(x) đều không có nghiệm trong (a;b).
Chọn đáp án: D
4.71
Cho phương trình 2x4 - 5x2 + x + 1 = 0. (1)
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
A. Phương trình (1) không có nghiệm trong khoảng (-1; 1);
B. Phương trình (1) không có nghiệm trong khoảng (-2; 0);
C. Phương trình (1) chỉ có một nghiệm trong khoảng (-2; 1) ;
D. Phương trình (1) có ít nhất hai nghiệm trong khoảng (0; 2)
Lời giải chi tiết:
Đặt f(x) = 2x4 - 5x2 + x + 1. Tính f(-1), f(0), f(1), f(2) và nhận xét dấu của chúng để kết luận.
Cách giải:
Xét f(x) = 2x4 - 5x2 + x + 1 là hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\) nên liên tục trên các khoảng \(\left( { - 1;0} \right),\left( {0;1} \right),\left( {1;2} \right)\).
Ta có:
\(\begin{array}{l}f\left( { - 1} \right) = - 3\\f\left( 0 \right) = 1\\f\left( 1 \right) = - 1\\f\left( 2 \right) = 15\end{array}\)
Do đó:
+) \(f\left( { - 1} \right).f\left( 0 \right) < 0\) nên phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất một nghiệm trong \(\left( { - 1;0} \right)\)
Loại A, B.
+) \(f\left( 0 \right).f\left( 1 \right) < 0\) nên phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất một nghiệm trong \(\left( {0;1} \right)\)
Do đó phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất hai nghiệm trong \(\left( { - 1;1} \right) \subset \left( { - 2;1} \right)\).
Loại C.
+) \(f\left( 1 \right).f\left( 2 \right) < 0\) nên phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất một nghiệm trong \(\left( {1;2} \right)\).
Do đó phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất hai nghiệm trong \(\left( {0;2} \right)\).
Chọn đáp án: D
SGK Ngữ Văn 11 - Cánh Diều tập 1
Phần hai: Giáo dục pháp luật
Chương 3. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Chương III. Các phương pháp gia công cơ khí
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11