Đọc lại văn bản Dục Thúy Sơn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, tr.24 và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Dựa vào gợi ý trong phần cước chú cho bài thơ này ở SGK (tr.24), hãy sưu tầm một bài thơ của tác giả khác cùng viết về núi Dục Thuý. Nêu cảm nhận của bạn về bài thơ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Dục Thúy Sơn.
- Chú ý phần cước chú cho bài thơ ở SGK (tr.24).
- Liên hệ tới bài thơ khác cùng đề tài.
- Nêu cảm nhận về bài thơ đó.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: bài thơ “Dục Thuý Sơn” – Trương Hán Siêu. Bài thơ này tác giả làm ở quãng cuối đời, viết bằng chữ Hán, được khắc trên núi Dục Thuý.
Phiên âm:
Sơn sắc thượng y y,
Du nhân hồ bất quy?
Trung lưu quang tháp ảnh,
Thượng giới khải nham phi.
Phù thế như kim biệt,
Nhàn danh ngộ tạc phi.
Ngũ hồ thiên địa khoát,
Hảo phóng cựu ngư ky.
Dịch nghĩa:
Sắc núi vẫn (xanh) mượt mà,
Người đi chơi sao không về?
Giữa dòng sáng ngời bóng tháp
Thượng giới mở cánh cửa hang.
Có cách biệt với cuộc đời trôi nổi ngày nay,
Mới biết rõ cái danh hờ trước kia là không đúng.
Trời đất ở Ngũ Hồ rộng thênh thang,
Hãy tìm lại tảng đá ngồi câu khi trước.
– Cảm nhận về bài thơ:
→ "Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.
Câu 2
Hãy nhớ lại cách phân chia bố cục của bài thơ này khi học ở trên lớp. Ngoài cách phân chia đó, theo bạn, còn có thể phân chia bố cục tác phẩm theo cách nào? Nêu lí do bạn đề xuất cách phân chia như vậy.
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Dục Thúy Sơn.
- Chia bố cục văn bản.
- Nêu căn cứ để phân chia bố cục văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Xét về nội dung và cảm hứng có thể chia bài thơ thành 2 phần:
+ Sáu câu đầu: tả cảnh, bức tranh núi Dục Thúy
+ Hai câu kết: thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả
- Xét về sự “vận động” của ý thơ có thể chia bài thơ thành 4 phần:
+ Hai câu đề: giới thiệu chung về cảnh vật
+ Hai câu thực - cảnh đẹp của ngọn núi nhìn từ xa trên cao
+ Hai câu luận: vẻ đẹp của ngọn núi nhìn từ điểm nhìn cận cảnh
+ Hai câu kết: tâm sự hoài niệm trước cảnh vật
- Cũng có thể chia bài thơ thành 3 phần:
+ Hai câu đầu: giới thiệu chung về cảnh vật trong “mối quan hệ” với tác giả
+ Bốn câu giữa: bức tranh sơn thuỷ hữu tình
+ Hai câu kết: tâm sự hoài niệm của nhà thơ.
Câu 3
Xác lập mô hình thanh điệu (theo luật) của bài thơ, chỉ ra điểm khác nhau về mô hình này giữa nguyên văn với bản dịch.
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Dục Thúy Sơn.
- Ôn lại kiến thức về “niêm luật” trong thơ Đường luật.
- Xác lập mô hình thanh điệu.
- Đối chiếu nguyên văn với bản dịch.
Lời giải chi tiết:
Đây là thể ngũ ngôn bát cú. Về luật bằng – trắc, công thức của thơ ngũ ngôn chính là công thức của thơ thất ngôn bỏ đi phần công thức của hai chữ đầu. Căn cứ thanh điệu từng tiếng trong mỗi câu để xác định.
Ví dụ, với câu 1 thì cả nguyên văn và bản dịch đều là: T-T-T-B-B (Hải khẩu hữu tiên san – Cửa biển có non tiên); không có gì khác biệt; với câu 3 thì nguyên văn là B-B-B-T-T (Liên hoa phù thuỷ thượng) còn bản dịch là T-B-B-T-T (Cảnh tiên rơi cõi tục). Bản dịch đã đảo thứ tự câu thơ.
Câu 4
Theo bạn, câu thơ nào trong bài thể hiện rõ nhất sự liên tưởng – tưởng tượng của tác giả? Biện pháp tu từ nổi bật nhất được tác giả sử dụng trong câu thơ để biể đạt sự liên tưởng – tưởng tượng là gì?
Phương pháp giải:
- Huy động kiến thức đã được học về liên tưởng – tưởng tượng.
- Xác định câu thơ thể hiện rõ nhất sự liên tưởng.
- Chỉ ra các biện pháp tu từ thường được sử dụng để biểu đạt sự liên tưởng, tưởng tượng.
Lời giải chi tiết:
– Bài thơ có nhiều câu thơ thể hiện năng lực liên tưởng bất ngờ, sự tưởng tượng nhạy cảm và phong phú của tác giả. Trong đó, câu thơ thứ 3 (Liên hoa phù thuỷ thượng) và câu thơ thứ 5 (Tháp ảnh trâm thanh ngọc) có thể coi là nổi bật nhất.
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong cả hai câu thơ thứ 3 và thứ 5 đều là so sánh, ẩn dụ.
Câu 5
Sự hoài niệm của tác giả trước cảnh đẹp núi Dục Thuý gợi cho bạn suy nghĩ gì về đời sống tâm hồn của nhà thơ?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Dục Thúy Sơn.
- Chú ý hình ảnh miêu tả núi Dục Thuý.
- Rút ra nhận xét về tâm hồn nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
– “Đối tượng” hoài niệm trong bài thơ là nhân vật lịch sử Trương Hán Siêu đời Trần và danh thắng di tích lịch sử núi Dục Thuý.
- Hai câu kết bài thơ này, cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi: luôn hướng về những giá trị cộng đồng, giá trị nhân văn, giá trị cội nguồn. Tài năng, tâm hồn và nhân cách của Nguyễn Trãi vì thế cũng đồng nhất thành một phần máu thịt của lịch sử non sông.
Đề thi học kì 2
Test Yourself 3
Đề thi học kì 2
Chương 4. Ba định luật Newwton. Một số lực trong thực tiễn
Đề kiểm tra học kì 2
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10