Bài tập 7. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đồng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 534)
Trả lời câu hỏi 1 trang 23
Nội dung câu hỏi:
Tác giả viết văn bản trên nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Tác giả viết văn bản trên nhằm kêu gọi, động viên toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên đánh giặc, cứu nước.
Trả lời câu hỏi 2 trang 23
Nội dung câu hỏi:
Văn bản gồm mấy phần? Hãy khái quát ý chính của từng phần.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Văn bản gồm 4 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “nhất định không chịu làm nô lệ”): Dã tâm xâm lược nước ta của thực dân Pháp và ý chí chống giặc của nhân dân ta.
- Phần 2 (tiếp theo đến “Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”): Lời kêu gọi hướng tới đồng bào nói chung.
- Phần 3 (từ “Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!” đến “thắng lợi nhất định về dân tộc ta”): Lời kêu gọi hướng tới lực lượng trực tiếp chiến đấu.
- Phần 4 (hai câu cuối): Niềm tin tất thắng.
Trả lời câu hỏi 3 trang 23
Nội dung câu hỏi:
Việc lời kêu gọi hướng tới hai đối tượng khác nhau có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Lời kêu gọi hướng tới hai đối tượng khác nhau: toàn thể đồng bào và binh sĩ, tự vệ, dân quân. Việc khích lệ tinh thần của đồng bào cho thấy bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp chung. Nhưng trách nhiệm trực tiếp đương đầu với giặc phải là lực lượng vũ trang. Lời kêu gọi vừa nhắm đến lực lượng nòng cốt, vừa khơi dậy tinh thần trách nhiệm của hết thảy nhân dân. Đứng trước vận nước nguy nan, không có ai là ngoài cuộc.
Trả lời câu hỏi 4 trang 23
Nội dung câu hỏi:
Đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về truyền thống của nhân dân Việt Nam?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích
- Áp dụng kiến thức Lịch sử
Lời giải chi tiết:
Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” không chỉ cho ta thấy tình hình nguy cấp của đất nước trong một thời kì lịch sử, mà còn cho ta hiểu thêm được truyền thống bất khuất, đoàn kết, anh dũng chống giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam. Đây là một truyền thống quý báu, được kết tinh qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh của dân tộc.
Trả lời câu hỏi 5 trang 23
Nội dung câu hỏi:
Phân tích mối liên hệ giữa nhan đề và nội dung văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Nội dung văn bản có các ý liên quan mật thiết với ý nghĩa của nhan đề Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
- Các lời hô gọi: Hỡi đồng bào toàn quốc!; Hỡi đồng bào, Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!, đúng với ý nghĩa của cụm từ “Lời kêu gọi”
- Đối tượng được nhắc đến rất rộng rãi, đúng với ý nghĩa của cụm từ “toàn quốc”.
– Lời kêu gọi có mục đích khích lệ mọi người sẵn sàng chiến đấu, phù hợp với từ “kháng chiến” ở nhan đề.
Trả lời câu hỏi 6 trang 23
Nội dung câu hỏi:
Nhận xét về cách tổ chức các đoạn văn trong văn bản. Cách tổ chức các đoạn văn như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn trích
- Áp dụng kiến thức văn bản nghị luận
Lời giải chi tiết:
- Hầu hết các đoạn văn trong văn bản đều rất ngắn.
- Sử dụng nhiều đoạn đặc biệt chỉ có một câu.
- Các đoạn văn được tổ chức như vậy khiến cho nhịp điệu gấp gáp, mạnh mẽ, giống như lời hiệu triệu, thúc giục; có sức lôi cuốn, thuyết phục đối với người nghe.
Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 7
Phần Lịch sử
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8