Đọc lại văn bản Cánh đồng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 71) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Ấn tượng đầu tiên của bạn về bài thơ Cánh đồng của Ngân Hoa là gì? Vì sao bạn có ấn tượng đó?
Phương pháp giải:
Dựa vào trải nghiệm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
HS tự đưa ra quan điểm của bản thân.
Gợi ý:
Ấn tượng đầu tiên về bài thơ Cánh đồng là sự biến hóa của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sự dụng công trong cách tổ chức mạch thơ:
- Sự biến hóa nhịp điệu khiến bài thơ như một trang sách tự sự.
- Sự kết hợp hài hòa giữ hình ảnh gam màu sáng, trong trẻo với hình ảnh gam màu tối, âm u, ẩm ướt.
- Mạch thơ đi theo dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Sở dĩ có ấn tượng đó là vì bài thơ có sự biến hoá riêng, đặc sắc và mới lạ, tạo được sự khác biệt.
Câu 2
So với việc đọc những bài thơ thuộc các thể loại khác, thể loại mà tác giả lựa chọn đã gây khó khăn hay tạo niềm hứng thú cho bạn như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Cánh đồng trong sách Ngữ văn 10, tập 1, tr. 71.
- Vận dụng kiến thức về thể loại văn học để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trước hết, cần xác định thể thơ của bài thơ, sau đó, nêu những khó khăn hay niềm hứng thú mà thể thơ này đưa đến cho bạn. Những khó khăn hay niềm hứng thú có khi chỉ là một. Nếu chưa quen, những đặc điểm riêng của thể thơ có thể khiến người đọc khó tiếp nhận, nhưng nếu đã quen, chính những điểm lạ, điểm khó lại là điều gây hứng thú.
Có thể nói về:
- Tính chất tự do của hình thức thơ (số tiếng trong dòng thơ, số dòng thơ trong bài thơ, số dòng thơ ở mỗi khổ; vần, nhịp;...).
- Lối triển khai mạch cảm xúc, suy tưởng rất tự do, phóng túng với nhiều liên tưởng bất ngờ, không dễ nắm bắt.
- Tính biểu tượng của các hình ảnh.
Câu 3
Xác định mối liên hệ giữa các hình tượng chính trong bài: em, đoá cúc, bình gốm, cánh đồng.
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ Cánh đồng trong sách Ngữ văn 10, tập 1, tr. 71.
Chú ý tới các hình tượng chính trong bài: em, đoá cúc, bình gốm, cánh đồng.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ có các hình tượng chính: em, đoa cúc, bình gốm, cánh đồng. Các hình tượng vừa tồn tại độc lập vừa chuyển hoá hoà lẫn vào nhau.
+ “Em”, từ chỗ là một đối tượng khác với "cánh đồng” khi “chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân” và để “chân ngập trong đất mềm tươi xốp" phút chốc bỗng hoá chính cánh đồng để gọi mùa màng mới, thúc giục sự sống sinh sôi.
+ Những "đoá cúc" do "em" chủ động hải về, nhưng đến lượt nó, “cúc" gợi dậy trong “em” bao cảm giác, ước vọng, trở thành người nói hộ cho "em" tình yêu rộng mở đối với cuộc đời.
+ “Bình gốm" như có trước để đợi hoa, nhưng mặt khác, “bình gốm” cũng do hoa mà nảy sinh. Tất cả đều chờ đợi nhau, giục giã nhau để cùng cất tiếng reo vui ngợi ca mùa xuân, ngợi ca vẻ đẹp giao hoà, căng tràn nhựa sống của cả vũ trụ.
Câu 4
Chỉ ra những điệp ngữ được sử dụng trong bài và phân tích giá trị biểu đạt của những điệp ngữ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Cánh đồng trong sách Ngữ văn 10, tập 1, tr. 71.
- Chú ý điệp ngữ được sử dụng trong bài để phân tích giá trị biểu đạt.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ sử dụng thường xuyên biện pháp tu từ điệp ngữ, với việc lặp lại các cụm từ: "chạm vào em”, “em gọi tên", "chưa kịp”, “những (các) loài hoa", "những trái cây" “đang ngủ”, ”dưới (lớp) đất cày", "(những) chiếc bình gốm".
- Việc lặp lại các cụm từ ấy một mặt gợi lên tình trạng tồn tại song trùng của các sự vật, mặt khác, gợi lên dáng dấp cuống quýt, vội vã của nhân vật trữ tình muốn ôm vào mình tất cả những gì đang nảy nở tốt đẹp trong cuộc sống.
- Nói khái quát, biện pháp tu từ điệp ngữ đã giúp nhà thơ diễn tả rất đạt sự nhân lên trùng điệp của những hạt mầm sự sống cùng niềm vui luôn tăng cấp trước toàn bộ những gì đang phơi mở dưới các giác quan bén nhạy của nhà thơ.
Câu 5
Làm rõ sự thống nhất giữa hình thức thơ tự do và toàn bộ nội dung cảm xúc, liên tưởng, suy tưởng mà nhân vật trữ tình muốn bày tỏ.
Phương pháp giải:
- Đọc lại bài thơ Cánh đồng trong sách Ngữ văn 10, tập 1, tr. 71.
- Vận dụng kiến thức về thể thơ tự do để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Có sự thống nhất cao độ giữa hình thức thơ tự do và toàn bộ nội dung cảm xúc, liên tưởng, suy tưởng mà nhân vật trữ tình muốn bày tỏ:
- Bài thơ được chia làm ba đoạn, số dòng ở mỗi đoạn không đều nhau. Sự cân đối hình thức bị phá vỡ cốt để dòng cảm xúc – suy tưởng của nhân vật trữ tình được bộc lộ tự nhiên nhất, không buộc phải độn lời, một khi điều cốt lõi đã được thể hiện.
- Dòng thơ có khi gồm 23 tiếng (dòng 3, 4 của đoạn 1), dài hơn hẳn các dòng khác, miễn sao nói được toàn bộ sự run rẩy, cuống quýt, hạnh phúc của nhân vật trữ tình trước bó hoa cúc tươi mát mới hái về cắm trong chiếc “bình gốm sẫm màu".
- Nhịp ngắt trong từng dòng thơ không cố định, đã bảo lưu trọn vẹn ngữ điệu lời nói hết sức chân thật của nhân vật trữ tình.
- Các hình ảnh kết thành chuỗi liên tục, như tự mình xuất hiện không cần lời dẫn vòng vèo, gây ấn tượng rõ rệt về một sự mới mẻ tinh khôi, phù hợp với cảm quan về đời sống của nhân vật trữ tình.
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10