SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2

Trả lời câu hỏi Bài tập 3 phần Đọc hiểu và thực hành tiếng Việt - Bài 8

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 21
Trả lời câu hỏi 2 trang 21
Trả lời câu hỏi 3 trang 21
Trả lời câu hỏi 4 trang 21
Trả lời câu hỏi 5 trang 21

Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết đến sự “đắc đạo” trong nghệ thuật ngôn ngữ) trong SGK (tr. 63 – 64) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 21
Trả lời câu hỏi 2 trang 21
Trả lời câu hỏi 3 trang 21
Trả lời câu hỏi 4 trang 21
Trả lời câu hỏi 5 trang 21

Trả lời câu hỏi 1 trang 21

Nội dung câu hỏi:

 Nội dung chính của đoạn trích là:

A. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.

B. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của nông thôn miền Bắc Việt Nam.

C. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu mang cái thần của mùa thu xứ Bắc Việt Nam.

D. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu thể hiện rõ hơn cả nghệ thuật ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến.
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản
 

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Trả lời câu hỏi 2 trang 21

Nội dung câu hỏi:

 Theo tác giả, so với ngôn ngữ thơ của thời Lê Hồng Đức, ngôn ngữ trong bài Thu điếu có đặc điểm gì?

A. Gieo vần khó một cách tài tình

B. Kết hợp từ đúng lúc, đúng chỗ

C. Ngôn ngữ thơ thoải mái, tự nhiên

D. Ngôn ngữ thơ có sự đối xứng hài hoà
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản
 

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Trả lời câu hỏi 3 trang 21

Nội dung câu hỏi:

Câu văn “Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).” sử dụng thành phần biệt lập nào?

A. Thành phần tình thái

C. Thành phần chêm xen (phụ chú)

B. Thành phần cảm thán

D. Thành phần gọi – đáp
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Trả lời câu hỏi 4 trang 21

Nội dung câu hỏi:

Điểm thú vị nào sau đây của bài Thu điếu KHÔNG được tác giả đề cập trong đoạn trích?

A. Màu sắc của cảnh vật

B. Các chuyển động của cảnh vật, con người

C. Cách gieo vần, kết hợp từ

D. Cách sử dụng từ láy
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Trả lời câu hỏi 5 trang 21

Nội dung câu hỏi:

Nhận xét “Cái thú vị của bài “Thu điếu” là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.” đã khẳng định điều gì?

A. Màu sắc chủ đạo của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ là màu xanh và màu vàng.

B. Bài Thu điếu gợi vẻ đẹp giản dị, chân thực của mùa thu Bắc Bộ, không hề ước lệ, sáo mòn.

C. Gam màu xanh là đặc trưng của bài Thu điếu, khác với hai bài thơ Thu ẩm và Thu vịnh.

D. Các “điệu xanh” thể hiện sự phong phú, đa dạng của màu sắc trong bài Thu điếu.
 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản
 

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved