Đọc bốn câu đầu bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây, so sánh với bốn câu đầu của bài Thu hứng và trả lời các câu hỏi:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1979, tr. 121)
Câu 1
Hãy nêu cảm nhận chung nhất của bạn về bức tranh mùa thu trong bốn câu thơ đầu của hai bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc lại hai bài thơ mùa thu trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1.
- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
HS có thể tự do bộc lộ quan điểm của bản thân.
Gợi ý:
- Bức tranh mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu hứng: Khung cảnh mùa thu rộng lớn nhưng u buồn, tàn tạ. Sương trắng làm tàn ủa rừng phong, khí thu tiêu điều lạnh lẽo bao trùm núi non. Bức tranh mùa thu được nhìn bao quát, điểm nhìn từ xa; cảnh vật gợi vẻ tiêu sơ, rợn ngợp, khiến con người dễ có cảm giác nhỏ bé, cô đơn...
- Bức tranh mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu vịnh: Khung cảnh mùa thu cao rộng, trong sáng, thanh thoát. Trời xanh, nước biếc, trăng soi;... thể hiện cảnh yên bình của làng quê. Bức tranh mùa thu được nhìn vừa bao quát, vừa chi tiết, điểm nhìn đan xen viễn cảnh và cận cảnh; cảnh vật gợi sự thanh nhàn, tâm hồn con người cao nhã, tự tại,...
Câu 2
Thống kê các động từ và tính từ trong bốn câu đầu của mỗi bài thơ và nếu nhận xét.
Phương pháp giải:
- Đọc lại hai bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ và Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến.
- Liệt kê các động từ và tính từ có trong bốn câu đầu của mỗi bài thơ.
Lời giải chi tiết:
* Thu hứng có các động từ, tính từ sau:
- Động từ: điêu thương (làm đau thương), kiêm (trùm lên), dũng (nước tung vọt), tiếp (sà xuống), âm (làm tối tăm).
- Tính từ: ngọc (màu trắng), tiêu sâm (tiêu điều).
- Nhận xét: Một số từ được dùng theo phương thức chuyển từ loại (ví dụ: âm vốn là tính từ, với nghĩa là tối tăm, trong câu thơ được dùng như động từ, với nghĩa là làm cho tối tắm...). Các động từ được sử dụng với số lượng nhiều hơn, cho thấy cảm xúc của tác giả thiên về nói cảnh để ngụ ý; các động từ không chỉ biểu đạt sự vận động của cảnh (dũng, tiếp), mà còn nhấn mạnh sự tác động của thời gian vào cảnh vật (điêu thương),... Từ ngữ được sử dụng một cách đắc địa, thể hiện dụng ý của tác giả một cách rõ ràng.
* Thu vịnh có các động từ, tính từ sau:
- Động từ: trông, phủ, vào.
- Tính từ: xanh ngắt, cao, lơ phơ, hắt hiu, biếc, thưa.
- Nhận xét: Các tính từ được sử dụng với mật độ dày đặc, nhiều tính từ chỉ mức độ, cho thấy bốn câu đầu bài thơ thiên về tả cảnh; khung cảnh mùa thu cao xanh, tĩnh lặng, trong sáng,... thể hiện tâm hồn khoáng đạt, thanh thoát của nhà thơ.
Câu 3
Hệ thống hình ảnh được hai tác giả sử dụng để miêu tả mùa thu trong hai bài thơ có gì khác biệt?
Phương pháp giải:
Đọc lại hai bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ và Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến.
Lời giải chi tiết:
- Hệ thống hình ảnh trong bốn câu đầu bài Thu hứng: sương trắng, rừng phong, núi non hiu hắt, sóng nước tung vọt, gió mây tối tăm,…
- Hệ thống hình ảnh trong bốn câu đầu bài Thu vịnh: trời xanh, nước biếc, cần trúc lơ phơ, tầng khói phủ, trăng sáng,...
- Sự khác biệt: Bức tranh thu trong bài Thu hứng dùng nhiều hình ảnh ước lệ, gợi đặc trưng của mùa thu phương Bắc, thể hiện cảm xúc u buồn; bức tranh thu trong bài Thu vịnh sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể, gắn với đặc trưng mùa thu nông thôn Việt Nam, thể hiện cảm xúc bình yên, thanh nhàn.
Câu 4
Chỉ ra nét khác biệt trong cảm xúc về mùa thu của hai nhà thơ (thể hiện qua bốn câu thơ đầu ở mỗi bài).
Phương pháp giải:
- Đọc lại hai bài thơ Thu Hứng và Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến.
- Vận dụng kiến thức của bản thân để chỉ ra nét khác biệt trong cảm xúc mùa thu của hai bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Hai tác giả, thuộc hai nền văn hoá, ở hai thời kì khác nhau, có vị thế và thân phận khác nhau....
- Cảm xúc về mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu hứng thể hiện rõ tâm trạng u buồn, đau thương; hình ảnh con người nhỏ bé, cô đơn trong vũ trụ rộng lớn;... Cảm xúc về mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu vịnh thể hiện tâm hồn tĩnh lặng, thanh cao của con người giữa thiên nhiên đất trời.
Câu 5
Hãy sưu tầm, liệt kê tối thiểu năm bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca cổ kim mà bạn biết, sau đó điền các thông tin tương ứng vào vở theo bảng gợi ý sau:
Stt | Tên tác phẩm | Tác giả, thời kì | Quốc gia | Ấn tượng chung về tác phẩm |
1 | Thu hứng | Đỗ Phủ | Trung Quốc | … |
Phương pháp giải:
Xem lại các bài thơ viết về mua thu.
Lời giải chi tiết:
Stt | Tên tác phẩm | Tác giả, thời kì | Quốc gia | Ấn tượng chung về tác phẩm |
1 | Thu hứng ( Cảm xúc mùa thu) | Đỗ Phủ Thế kỉ XVII | Trung Quốc | Bài thơ là nỗi lòng riêng của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi niềm, thân phận cá nhân của riêng nhà thơ. Bài thơ là tiếng lòng, là lời nói đầy tha thiết về nỗi buồn tủi của những con người xa quê, nhớ quê hương sâu sắc.
|
2 | Tiếng thu
| Lưu Trọng Lư | Việt Nam | Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình.
|
3 | Thu Điếu (Câu cá mùa thu) | Nguyễn Khuyến | Việt Nam | Bài thơ là bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt. Qua bài thơ thể hiện tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc của tác giả.
|
4 | Đây mùa thu tới | Xuân Diệu
| Việt Nam | Bài thơ là bức tranh mùa thu rộng lớn, đẹp đẽ nhưng thấm đượm nỗi buồn thi nhân về sự tàn úa, phôi phai của cảnh vật và sự xót xa trước những bước đi vô tình của thời gian.
|
5 | Gió thu | Tản Đà | Việt Nam | Thể hiện sự bẽ bàng trong cuộc tình duyên ngang trái và nỗi buồn man mác bởi sự trống trải cô đơn. Thông qua bức tranh thu, Tản Đà cảm nhận bước đi vội vã của thời gian.
|
Chương 6. Tốc độ phản ứng
Chương 2. Trái Đất
Đề thi giữa kì 1
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Phần tiếng Việt
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10