Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 12 SBT Văn 6 Kết nối tri thức
Đọc lợi bài thơ Những cánh buồm trong SGK (tr. 57 - 58) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Tìm những dòng thơ miêu tả hình ảnh cha và con. Hình ảnh cha và con trong bài thơ khơi gợi trong em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm những dòng thơ miêu tả hai cha con
Lời giải chi tiết:
Những dòng thơ miêu tả hai cha con. Ví dụ:
+ Hai cha con bước đi trên cát
+ Bóng cha dài lênh khênh
+ Bóng con tròn chắc nịch
+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
+ Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
- Hình ảnh bóng cha cao lớn, bóng con thấp tròn chắc nịch gợi liên tưởng đến sự từng trải trong cuộc đời của cha, tương phản với sự thơ ngây, trong trẻo của con
- Hình ảnh “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha, Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành. Hình ảnh thân mật đầy yêu thương của cha và con gợi lên trong người đọc niềm xúc động sâu xa.
Câu 2
Qua miêu tả của nhà thơ, khung cảnh cuộc dạo chơi của hai cha con hiện lên như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc hiểu bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hai cha con dạo chơi trên bờ biến vào buổi sớm mai. Nhà thơ đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên rực rỡ sắc màu. Bình minh trên biển có cát trắng mịn, nước biển xanh trong, nắng vàng óng ả. Tất cả các màu sắc hoà trộn vào nhau tạo thành bức tranh ban mai tươi hồng.
Câu 3
Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ. Nhà thơ kết hợp sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Tìm và nêu mục đích
Lời giải chi tiết:
Nhà thơ sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để biểu hiện rõ hơn khung cảnh cuộc dạo chơi và cảm xúc của hai cha con,
- Yếu tố tự sự nhà thơ kể lại sự việc hai cha con đi dạo trên bờ biển và cuộc trò chuyện của họ.
- Yếu tố miêu tả: Nhà thơ miêu tả cảnh biển buổi sớm mai với sắc màu, hình ảnh, ánh sáng...
Câu 4
Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc và nêu ý nghĩa
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa.
- Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão,... của bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới cuộc sống mới, khát vọng mới.
- Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.
- Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm là một hình ảnh đẹp, lãng mạn. Trận mưa đêm gợi liên tưởng tới những âm u, ảm đạm đã qua, nhường chỗ cho một bình mình tươi sáng, rực rỡ, ấm áp, hứa hẹn một tương lai với bao điều tốt đẹp.
Câu 5
Em hiếu như thế nào về dòng thơ Cha gộp lại mình trong tiếng ước mơ con?
Phương pháp giải:
Đọc và nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
Cha nghe con nói về ước mơ theo cánh buồm đi đến những nơi xa, tưởng như con đã nói hộ những nỗi niềm còn ẩn kín trong lòng về những say mê và khát vọng thời trai trẻ: ước vọng được đặt chân đến mọi miền đất nước để khám phá những điều mới mẻ.
Câu 6
Qua hai bài thơ Chuyện có tích về loài người và Những cánh buồm, hãy nêu nhận xét của em về tình cảm của cha dành cho con
Phương pháp giải:
Đọc và nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
Tình cảm cha đành cho con có những biểu hiện rất riêng. Nếu tình yêu của mẹ dành cho con chủ yếu thể hiện ở sự chăm sóc tỉ mỉ trong cuộc sống hằng ngày thì tình cảm của cha dành cho con thể hiện ở sự truyền thụ trí thức; nuôi dưỡng ý chí, khát vọng, phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực; bản lĩnh sống mạnh mẽ, kiên cường
Câu 7
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những đòng thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy:
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
Phương pháp giải:
Tìm và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ (có cây, có cửa, có nhỏ), nhằm khẳng định niềm tự hào, niềm tin và khát vọng của cha về một miền đất xa xôi, trù phú của đất nước.
Câu 8
Từ nghe trong dòng thơ Nghe con bước lòng vui phơi phới có thể thay thế bằng từ khác được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nghe.
Phương pháp giải:
Đọc và suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Có thể kết hợp từ nhìn với con bước lòng vui phơi phới, tuy nhiên, nhà thơ sử dụng từ nghe với dụng ý thể hiện tình cảm gần bó máu thịt giữa cha và con. Hành động của cha không phải là một hoạt động vật lí của giác quan. Cha đã “nghe con bước” bằng trái tim đầy yêu thương. Từ nghe thể hiện sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác). Do vậy, không thể thay thế nghe bằng từ khác
Câu 9
Tìm các từ láy trong đoạn thơ từ Hai cha con bước đi trên cát đến Nghe con bước lòng vui phơi phới và nêu tác dụng của những từ láy đó.
Phương pháp giải:
Tìm và nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Các từ láy và tác dụng:
- Rực rỡ: dùng để chỉ vẻ đẹp của ánh mặt trời. Mặt trời sớm mai chiếu ánh sáng lấp lánh, vàng rực lên biển xanh. Vẻ đẹp ấy tượng trưng cho tương lại tươi sáng, rộng mở của con.
- Lênh khênh: từ láy tượng hình dùng để diễn tả cái bóng cao lớn của cha, qua đó nói lên vai trò che chở, bảo vệ và nâng đỡ để con trưởng thành.
- Rả rích: từ láy tượng thanh dùng để tả trận mưa đêm nhưng nó cũng ẩn dụ cho những gì lạnh lẽo, tối tăm đã qua, đối lập với buổi bình minh lộng lẫy hiện tại, cho thấy niềm tin của cha vào tương lai tốt đẹp của con.
- Phơi phới: có tác dụng nhấn mạnh niềm vui trào dâng trong lòng người cha khi thấy con tiếp bước mình thực hiện ước mơ.
Unit 5: The music of life
Đề thi giữa kì 2
BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM
Sách bài tập Ngữ văn 6 Học kì I - KNTT
BÀI 11
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6