Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
a) Chứng minh rằng đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì đi qua trung điểm của dây căng cung ấy.
Mệnh đề đảo có đúng không ? Hãy nêu thêm điều kiện để mệnh đề đảo đúng.
b) Chứng minh rằng đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc với dây căng cung ấy và ngược lại.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng tính chất tam giác cân
Chứng minh hai góc ở tâm bằng nhau để suy ra các cung bằng nhau.
Lời giải chi tiết
Giả sử đường kính \(AB\) cắt dây \(CD\) tại \(H.\) Nối \(O\) với \(C\) và \(D.\)
Từ giả thiết \(\overparen{CB}=\overparen{BD}\)
nên \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\) (hai góc ở tâm chắn hai cung bằng nhau thì bằng nhau)
\( \Rightarrow AB\) (hay \(OH\)) là tia phân giác của tam giác cân \(OCD.\)
Vậy ta có \(HC = HD\) (đpcm).
Mệnh đề đảo : Giả sử \(HC = HD \Rightarrow \) \(\overparen{CB}=\overparen{BD}\)
Xét trường hợp \(CD\) không đi qua tâm. Khi đó, \(\Delta OCD\) là tam giác cân vì \(OC = OD.\) Do đó, \(OH\) vừa là đường cao và là đường phân giác.
\( \Rightarrow \widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}.\) Vậy theo tính chất góc ở tâm ta có \(\overparen{CB}=\overparen{BD}\)
Khi \(CD\) đi qua tâm thì mệnh đề đảo sai.
Vậy để mệnh đề đảo đúng phải thêm điều kiện là dây cung không phải là đường kính.
b) Giả sử đường kính \(AB\) và \(\overparen{CB}=\overparen{BD}\)
Theo chứng minh câu a) ta có \(OH\) là tia phân giác của \(\Delta OCD\) và \(H\) thuộc đường thẳng \(AB\) nên \(AB \bot CD.\)
Ngược lại từ\(AB \bot CD\), xét \(\Delta OCD\) cân tại \(O.\) Vì \(H\) thuộc \(AB\) nên \(OH\) là đường cao đồng thời là đường phân giác. Suy ra \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\).
Vậy theo tính chất về góc ở tâm ta có \(\overparen{CB}=\overparen{BD}\) hay \(B\) là điểm chính giữa cung CD (đpcm).
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
Bài 10