Đề bài
Cho lượng khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Tính thể tích khí nitơ (đktc) được tạo thành sau phản ứng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phương trình hóa học:
\(2N{H_3} + 3CuO\xrightarrow{{{t^0}}}{N_2} + 3Cu + 3{H_2}O\) (1)
\(CuO + 2HCl{\rm{ }} \to CuC{l_2} + {H_2}O\) (2)
Tính nHCl => nCuO (2)=> nCuO(1)
\({n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{3}{n_{CuO(1)}} \to {V_{{N_2}}}\)
Lời giải chi tiết
1. Phương trình hoá học của các phản ứng :
\(2N{H_3} + 3CuO\xrightarrow{{{t^0}}}{N_2} + 3Cu + 3{H_2}O\) (1)
Chất rắn A thu được sau phản ứng gồm Cu và CuO còn dư. Chỉ có CuO phản ứng với dung dịch HCl :
\(CuO + 2HCl{\rm{ }} \to CuC{l_2} + {H_2}O\) (2)
2. Số mol HCl phản ứng với CuO : nHCl = 0,02.1 = 0,02 (mol).
Theo (2), số mol CuO dư : nCuO = \(\dfrac{1}{2}\)số mol HCl = \(\dfrac{0,02}{2}\) = 0,01 (mol).
Số mol CuO tham gia phản ứng (1)
= số mol CuO ban đầu - số mol CuO dư = \(\dfrac{{3,2}}{{80}} - 0,01\) = 0,03 (mol).
Theo (1), số mol NH3 = \(\dfrac{2}{3}\)số mol CuO = \(\dfrac{2}{3}\).0,03 = 0,02 (mol)
và số mol N2 = \(\dfrac{1}{3}\)số mol CuO = \(\dfrac{1}{3}\).0,03 = 0,01 (mol).
Thể tích khí nitơ tạo thành : 0,01.22,4 = 0,224 (lít) hay 224 ml.
Chuyên đề 1: Phân bón
Chương 1. Sự điện li
Unit 4: The Body
Chương IV. Dòng điện không đổi
Chương 4: Hydrocarbon
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11