Đề bài
Các vật liệu được ứng dụng để tạo nên nhiều vật thể khác nhau. Em hãy lập bảng thu thập thông tin về một số vật liệu theo mẫu sau.
STT | Vật liệu | Tính chất | Ứng dụng | Lưu ý sử dụng an toàn và bảo quản |
1 | Nhựa | Dễ tạo hình, bền với môi trường | Làm chai đựng nước, hộp đựng thức ăn | - Tránh đặt các đồ vật này ở nhiệt độ cao - Lựa chọn loại nhựa phù hợp để đựng thực phẩm |
2 | Kim loại | ? | ? | ? |
3 | Cao su | ? | ? | ? |
4 | Gốm | ? | ? | ? |
5 | Thủy tinh | ? | ? | ? |
6 | Gỗ | ? | ? | ? |
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Kim loại
- Tính chất chung: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt
+ Các kim loại khác nhau còn có những tính chất khác nhau: tính nhẹ, tính cứng, tính bền…
=> Dùng để làm xoong, nồi, dây dẫn điện, vỏ tàu, vỏ máy bay
- Khi sử dụng vật liệu bằng kim loại cần chú ý tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt của kim loại
- Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí vì vậy người ta thường sơn lên bề mặt kim loại
Cao su
- Tính chất: có tính đàn hồi, có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước
=> Dùng làm lốp xe, gang tay cách điện, vỏ dây điện
- Khi sử dụng vật liệu bằng cao su, cần chú ý không nên để nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tránh tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn
Thủy tinh
- Tính chất: bền với môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hóa chất, trong suốt, cho ánh sáng truyền qua
=> Dùng làm đồ gia dụng, dụng cụ trong phòng thí nghiệm
- Thủy tinh khi vỡ dễ gây thương tích => cần cẩn thận khi sử dụng chúng
- Nên dùng vải mềm để lau chùi, tránh đặt những vật cứng, nặng đè lên
Gốm
- Tính chất: vật liệu cứng, bền với môi trường, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao
=> Dùng làm ngói, bát, cốc, đĩa
Gỗ
- Tính chất: bền, chắc, dễ tạo hình
=> Dùng làm cửa, sàn gỗ, đồ nội thất
- Gỗ dễ bị ẩm, mốc, mối…=> xử lý gỗ bằng cách sấy, tẩm hóa chất trước khi đưa vào gia công đồ vật
Lời giải chi tiết
STT | Vật liệu | Tính chất | Ứng dụng | Lưu ý sử dụng an toàn và bảo quản |
1 | Nhựa | Dễ tạo hình, bền với môi trường | Làm chai đựng nước, hộp đựng thức ăn | - Tránh đặt các đồ vật này ở nhiệt độ cao - Lựa chọn loại nhựa phù hợp để đựng thực phẩm |
2 | Kim loại | Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt | Làm xoong, nồi | - Tránh tiếp xúc trực tiếp với phần kim loại khi đang đun nấu - Lau chùi sau khi sử dụng |
3 | Cao su | Chịu mài mòn, đàn hồi, cách điện | Làm găng tay cách điên, vỏ dây điện | Tránh tiếp xục với các vật sắc nhọn, nơi có nhiệt độ cao |
4 | Gốm | Cứng, bền với môi trường, không thấm nước | Làm ngói | Tránh va đập mạnh |
5 | Thủy tinh | Bền với môi trường, không tác dụng với nhiều hóa chất | Làm lọ đựng hóa chất | - Rửa sạch, lau chùi sau khi sử dụng. - Tránh va đập mạnh |
6 | Gỗ | Bền chắc, dễ tạo hình | Làm giường, tủ | Xử lí gỗ trước khi gia công để tránh mối mọt |
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Chủ đề 4. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Chủ đề 9. Chào mùa hè
BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6