Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn \((O; 3cm)\) và đường tròn \((O’; 1cm)\) tiếp xúc ngoài tại \(A.\) Vẽ hai bán kính \(OB\) và \(O’C\) song song với nhau thuộc cùng nửa mặt phẳng có bờ \(OO’.\)
\(a)\) Tính số đo góc \(BAC.\)
\(b)\) Gọi \(I\) là giao điểm của \(BC\) và \(OO’.\) Tính độ dài \(OI.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng kiến thức:
+) Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thi tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
+) Hệ quả định lí Ta-lét: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho.
Lời giải chi tiết
\(a)\) Ta có: \(OB // O’C\;\;(gt)\)
Suy ra: \(\widehat {AOB} + \widehat {AO'C} = 180^\circ \) (hai góc trong cùng phía)
Xét đường tròn (O) ta có: \(OA = OB ( = 3cm)\)
\(⇒\) Tam giác \(AOB\) cân tại \(O.\)
\(⇒\widehat {BAO}=\widehat {OBA}\) và \(\widehat {BAO}+\widehat {OBA}+\widehat {BOA}=180^0\) (tổng ba góc trong tam giác)
Suy ra: \(\widehat {BAO} = \displaystyle {{180^\circ - \widehat {AOB}} \over 2}\)
Xét đường tròn (O') ta có: \(O'A = O'C ( = 1cm)\)
\(⇒\) Tam giác \(AO'C\) cân tại \(O'\)
\(⇒\widehat {CAO'}=\widehat {O'CA}\) và \(\widehat {CAO'}+\widehat {O'CA}+\widehat {CO'A}=180^0\) (tổng ba góc trong tam giác)
Suy ra: \(\widehat {CAO'} = \displaystyle{{180^\circ - \widehat {AO'C}} \over 2}\)
Ta có: \(\displaystyle\widehat {BAO} + \widehat {CAO'}\)\(\displaystyle = {{180^\circ - \widehat {AOB}} \over 2} + {{180^\circ - \widehat {AO'C}} \over 2}\)
\(\displaystyle = {{180^\circ + 180^\circ - (\widehat {AOB} + \widehat {AO'C})} \over 2}\)
\(\displaystyle = {{180^\circ + 180^\circ - 180^\circ } \over 2} = 90^\circ \)
Lại có: \(\widehat {BAO} + \widehat {BAC} + \widehat {CAO'} = 180^\circ \)
Suy ra: \(\widehat {BAC} = 180^\circ - (\widehat {BAO} + \widehat {CAO'})\)
\( = 180^\circ - 90^\circ = 90^\circ \)
\(b)\) Trong tam giác \(IBO,\) ta có: \(OB // O'C\)
Suy ra: \(\displaystyle{{IO'} \over {IO}} = {{O'C} \over {OB}}\) ( hệ quả định lí Ta-lét)
Suy ra: \(\displaystyle{{IO'} \over {IO}} = {1 \over 3} \Rightarrow {{IO - IO'} \over {IO}}\)
\(\displaystyle = {{3 - 1} \over 3} \Rightarrow {{OO'} \over {IO}} = {2 \over 3}\)
Mà \(OO’ = OA + O’A = 3 + 1 = 4 (cm)\)
Suy ra: \(\displaystyle{4 \over {IO}} = {2 \over 3} \)\(\displaystyle \Rightarrow IO = {{4.3} \over 2} = 6 (cm).\)
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 32
CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
Tải 20 đề kiểm tra học kì 2 Tiếng Anh 9 mới
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY