Đề bài
Ba máy cày cày được 107,7 ha. Số ngày làm việc của máy thứ nhất, máy thứ hai, máy thứ ba tỉ lệ thuận với ba số 3; 4; 5. Số giờ làm việc mỗi ngày của máy thứ nhất, máy thứ hai, máy thứ ba tỉ lệ thuận với ba số 6; 7; 8. Năng suất làm việc của máy thứ nhất, máy thứ hai, máy thứ ba tỉ lệ nghịch với ba số 5; 4; 3. Hỏi mỗi máy cày được bao nhiêu héc-ta?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Diện tích mỗi máy cày được bằng số ngày mỗi máy làm việc nhân số giờ mỗi máy làm nhân năng suất làm việc của mỗi máy.
Áp dụng tính chất các đại lượng tỉ lệ nghịch, tỉ lệ thuận và tính chất dãy số bằng nhau để tính xem mỗi máy cày được bao nhiêu héc-ta.
\(\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\).
\(\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_1}}}{{{y_2}}}\).
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{g} = \dfrac{{a + c + e}}{{b + d + g}} = \dfrac{{a - c - e}}{{b - d - g}} = \dfrac{{a - c + e}}{{b - d + g}}\).
Lời giải chi tiết
Gọi diện tích máy cày thứ nhất, máy cày thứ hai và máy cày thứ ba lần lượt là x, y, z (ha) tương ứng với:
- Số ngày làm việc: \({x_1},{y_1},{z_1}\) (ngày).
- Số giờ làm việc: \({x_2},{y_2},{z_2}\) (giờ).
- Năng suất làm việc: \({x_3},{y_3},{z_3}\) (ha/giờ).
Ta có: Diện tích mỗi máy cày được bằng số ngày mỗi máy làm việc nhân số giờ mỗi máy làm nhân năng suất làm việc của mỗi máy nên \(x = {x_1}{x_2}{x_3};{\rm{ }}y = {y_1}{y_2}{y_3};{\rm{ }}z = {z_1}{z_2}{z_3};{\rm{ }}x + y + z = 107,7\).
Số ngày làm việc của máy thứ nhất, máy thứ hai, máy thứ ba tỉ lệ thuận với ba số 3; 4; 5. Suy ra:
\(\dfrac{{{x_1}}}{3} = \dfrac{{{y_1}}}{4} = \dfrac{{{z_1}}}{5}\).
Số giờ làm việc mỗi ngày của máy thứ nhất, máy thứ hai, máy thứ ba tỉ lệ thuận với ba số 6; 7; 8. Suy ra:
\(\dfrac{{{x_2}}}{6} = \dfrac{{{y_2}}}{7} = \dfrac{{{z_2}}}{8}\).
Năng suất làm việc của máy thứ nhất, máy thứ hai, máy thứ ba tỉ lệ nghịch với ba số 5; 4; 3. Suy ra:
\(\dfrac{{{x_3}}}{{\dfrac{1}{5}}} = \dfrac{{{y_3}}}{{\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{{{z_3}}}{{\dfrac{1}{3}}}\).
Suy ra:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{x_1}{x_2}{x_3}}}{{3{\rm{ }}.{\rm{ }}6{\rm{ }}.{\rm{ }}\dfrac{1}{5}}} = \dfrac{{{y_1}{y_2}{y_3}}}{{{\rm{4 }}.{\rm{ 7 }}.{\rm{ }}\dfrac{1}{4}}} = \dfrac{{{z_1}{z_2}{z_3}}}{{{\rm{5 }}.{\rm{ 8 }}.{\rm{ }}\dfrac{1}{3}}}\\ \Rightarrow \dfrac{x}{{\dfrac{{18}}{5}}} = \dfrac{y}{7} = \dfrac{z}{{\dfrac{{40}}{3}}}\end{array}\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\dfrac{x}{{\dfrac{{18}}{5}}} = \dfrac{y}{7} = \dfrac{z}{{\dfrac{{40}}{3}}} = \dfrac{{x + y + z}}{{\dfrac{{18}}{5} + 7 + \dfrac{{40}}{3}}} = \dfrac{{107,7}}{{\dfrac{{359}}{{15}}}} = 4,5\).
Do đó: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 4,5{\rm{ }}.{\rm{ }}\dfrac{{18}}{5} = 16,2\\y = 4,5{\rm{ }}.{\rm{ }}7 = 31,5\\z = 4,5{\rm{ }}.{\rm{ }}\dfrac{{40}}{3} = 60\end{array} \right.\).
Vậy máy cày thứ nhất cày được 16,2 ha; máy cày thứ hai cày được 31,5 ha; máy cày thứ ba cày được 60 ha.
Bài 6: Tôn sư trọng đạo
Chủ đề 8: Tìm hiểu các nghề ở địa phương
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 1 - siêu ngắn
Chủ đề 8: Con đường tương lai
Phần Địa lí
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7