Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Chứng minh rằng nếu tam giác \(ABC\) có chu vi \(2p,\) bán kính đường tròn nội tiếp bằng \(r\) thì diện tích \(S\) của tam giác có công thức: \(S = p.r\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gọi \(I\) là tâm đường tròn nội tiếp tam giác \(\Delta ABC\).
Để tính diện tích tam giác \(\Delta ABC\) ta tính diện tích các tam giác \(\Delta IAB,\)\(\Delta IBC,\)\(\Delta ICA.\)
Lời giải chi tiết
Gọi \(I\) là tâm đường tròn nội tiếp tam giác \(ABC\)
Nối \(IA, IB, IC.\)
Khoảng cách từ tâm \(I\) đến các tiếp điểm là đường cao của các tam giác \(IAB, IAC, IBC.\)
Ta có: \({S_{ABC}} = {S_{IAB}} + {S_{IAC}} + {S_{IBC}}\)
\(=\displaystyle {1 \over 2}.AB.r + {1 \over 2}.AC.r + {1 \over 2}.BC.r\)
\(= \displaystyle {1 \over 2}(AB + AC + BC).r\)
Mà \(AB + AC + BC = 2p\)
Nên \({S_{ABC}} = \displaystyle {1 \over 2}.2p.r = p.r\)
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Bài 28. Vùng Tây Nguyên
Đề kiểm tra giữa kì I
Đề thi vào 10 môn Toán Hưng Yên
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG