Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Các cạnh của một tam giác có độ dài \(4cm, 6cm\) và \(6cm.\) Hãy tính góc nhỏ nhất của tam giác đó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng tính chất tam giác cân và tỉ số lượng giác của góc nhọn.
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) thì \(\sin B=\dfrac{AC}{BC}\)
Lời giải chi tiết
Vì các cạnh của tam giác lần lượt là \(4cm, 6cm\) và \(6cm\) nên tam giác đó là tam giác cân. Góc nhỏ nhất của tam giác là góc đối diện với cạnh \(4cm.\)
Giả sử tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có cạnh bên \(AB=AC=6cm\) và cạnh đáy \(BC=4cm.\) Ta tính góc \(BAC\)
Kẻ đường cao \(AH\bot BC\) tại \(H\)
Vì tam giác \(ABC\) cân nên đường cao \(AH\) vừa là đường trung tuyến vừa là đường phân giác.
Suy ra \(H\) là trung điểm của \(BC\) nên \(BH=HC=BC:2=2cm\)
Xét tam giác \(AHC\) vuông tại \(H,\) theo định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn, ta có:
\(\sin \widehat {{A_2}} = \dfrac{{HC}}{{AC}} = \dfrac{2}{6} = \dfrac{1}{3}\)
Suy ra \(\widehat {{A_2}} \approx {19^0}28'\)
Mà \(AH\) là phân giác góc \(A\) (cmt) nên \(\widehat {BAC} = 2.\widehat {{A_2}} = {2.19^0}28' = {38^0}56'\)
Vậy góc nhỏ nhất của tam giác bằng \(38^\circ 56'\).
Đề thi vào 10 môn Toán Lâm Đồng
Đề thi vào 10 môn Toán Bến Tre
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Đề thi học kì 1 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Văn Cao Bằng