Câu hỏi tr 33 KĐ
1. Nội dung câu hỏi
Thông tin được biến đổi thành dạng điện/quang phù hợp để truyền đi xa được gọi là tín hiệu. Trên thực tế, tín hiệu có thể tồn tại ở dạng tương tự hoặc số. Tín hiệu số sẽ dễ dàng được xử lí và lưu trữ trong các thiết bị và máy tính, cũng như có độ chính xác và ít bị ảnh hưởng bởi nhiều hơn tín hiệu tương tự nhưng nó lại không thể truyền qua hầu hết các kênh truyền thông (như môi trường không khí). Vậy bằng cách nào chúng ta có thể biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại?
2. Phương pháp giải
Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
3. Lời giải chi tiết
Để biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại ta cần phải phối ghép giữa nguồn có tín hiệu có dạng tương tự với các hệ thống xử lý số bởi các mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC : Analog-Digial Converter) và các mạch chuyển đổi số - tương tự (DAC : Digial- Analog Converter).
Câu hỏi tr 33 CH
1. Nội dung câu hỏi
Trong Hình 5.1, theo em đại lượng nào sẽ biến đổi liên tục theo thời gian?
2. Phương pháp giải
Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
3. Lời giải chi tiết
Điện áp là đại lượng biến thiên theo thời gian.
Câu hỏi tr 34 CH 1
1. Nội dung câu hỏi
Hãy cho biết, tín hiệu số với hai mức và tín hiệu số với bốn mức, tín hiệu nào cho phép mang nhiều bit hơn trên một mức?
2. Phương pháp giải
Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
3. Lời giải chi tiết
Tín hiệu số với 4 mức mang nhiều bit hơn so với tín hiệu số với 2 mức
Câu hỏi tr 34 CH 2
1. Nội dung câu hỏi
Tín hiệu tương tự và tín hiệu số có bao nhiêu giá trị (mức) điện áp, sự khác nhau cơ bản giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số là gì?
2. Phương pháp giải
Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
3. Lời giải chi tiết
Sự khác nhau cơ bản giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số:
Câu hỏi tr 35 HĐ
1. Nội dung câu hỏi
Hãy rút ra ưu, nhược điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự theo các gợi ý sau:
a) Ảnh hưởng của nhiễu.
b) Suy giảm trong quá trình truyền và ghi/đọc.
c) Chất lượng tín hiệu và số lần sao chép.
d) Khả năng khôi phục tín hiệu.
e) Khả năng nén, lưu trữ, xử lí, bảo mật.
g) Cho phép nhiều người dùng.
2. Phương pháp giải
Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
3. Lời giải chi tiết
Ưu, nhược điểm của việc truyền dữ liệu dưới dạng số so với việc truyền dữ liệu dưới dạng tương tự
Đặc điểm | Tín hiệu tương tự | Tin hiệu số |
Ảnh hưởng của nhiễu | Dễ bị nhiễu | Ít bị nhiễu |
Suy giảm trong quá trình truyền và ghi/đọc | Không giữ nguyên được chất lượng tín ban đầu | Giữ nguyên được chất lượng tín ban đầu |
Chất lượng tín hiệu và số lần sao chép | Nếu bị nhiễu thì không sao chép được | sao chép được vô số lần |
Khả năng khôi phục tín hiệu | Bị nhiễu thì không khôi phục được | khôi phục được |
Khả năng nén, lưu trữ, xử lí, bảo mật | Quá trình xử lý có thể được thực hiện trong thời gian thực và tiêu tốn ít băng thông hơn so với tín hiệu số | Không đảm bảo rằng quá trình xử lý tín hiệu số có thể được thực hiện trong thời gian thực nhưng dễ dàng lưu trữ và bảo mật an toàn hơn |
Cho phép nhiều người dùng | Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan nên chỉ có thể truyền cho một số người, một nhóm nhỏ | Có thể cho nhiều người dùng mà vẫn đảm báo chất lượng tín hiệu |
Câu hỏi tr 37 CH
1. Nội dung câu hỏi
1. Chức năng của các bộ biến điệu và tách sóng trong Hình 5.7 là gì?
2. Tín hiệu thu được đằng sau micro trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự hay tín hiệu số?
3. Tín hiệu được phát ra loa trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự hay tín hiệu số?
2. Phương pháp giải
Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
3. Lời giải chi tiết
1. Bộ biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
Bộ tách sóng: Tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần.
2. Tín hiệu đằng sau micro là tín hiệu tương tự.
3. Tín hiệu được phát ra loa trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự vì tín hiệu vừa đi qua mạch DAC và phát qua loa thì không làm thay đổi tín hiệu.
Câu hỏi tr 37 HĐ
1. Nội dung câu hỏi
Cho biết tại sao muốn truyền giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta phải biến đổi chúng từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Khi muốn thu giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta lại phải biến đổi ngược từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự?
2. Phương pháp giải
Lý thuyết tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
3. Lời giải chi tiết
Muốn truyền giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta phải biến đổi chúng từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số vì tín hiệu đầu vào là tín hiệu tương tự và muốn truyền đi thì tín hiệu số sẽ đảm bảo được chất lượng của tín hiệu.
Muốn thu giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta lại phải biến đổi ngược từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự vì tín hiệu đầu vào là tín hiệu số và tín hiệu tương tự là tín hiệu tốt đối với việc thu giọng nói, âm nhạc.
SOẠN VĂN 11 TẬP 1
Chủ đề 5: Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol
Chủ đề 2: Giao cầu
Chủ đề 5. Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
Review Unit 6
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11