1. Nội dung câu hỏi
Cho phương trình dao động \(x\left( t \right) = 10{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\), ở đây li độ \(x\) tính bằng centimét và thời gian \(t\) tính bằng giây.
a) Tìm thời điểm đầu tiên để vật có li độ lớn nhất.
b) Tìm thời điểm đầu tiên để vật có vận tốc bằng 0.
c) Tìm thời điểm đầu tiên để vật có gia tốc bằng 0.
2. Phương pháp giải
Áp dụng tính chất \({\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) \le 1\)
a) Vật có li độ lớn nhất khi \(10{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 10 \Rightarrow t\)(\(t \ge 0\))
b) Ta có vận tốc \(v\left( t \right) = x'\left( t \right) = - 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).
Vận tốc bằng 0 tức là \( - 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Rightarrow t\) \(t \ge 0\)
c) Ta có gia tốc a \(\left( t \right) = x''\left( t \right) = - \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).
Gia tốc bằng 0 tức là \( - \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Rightarrow t\) \(\left( {t \ge 0} \right)\)
3. Lời giải chi tiết
a) Vật có li độ lớn nhất khi \(10{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 10 \Leftrightarrow t = \frac{{ - 5}}{6} + 5k,k \in \mathbb{Z}\).
Do \(t \ge 0\) nên thời điểm đầu tiên vật có li độ lớn nhất tương ứng với \(k = 1\), tức là tại thời điểm \(t = \frac{{ - 5}}{6} + 5 = \frac{{25}}{6}\) (giây).
b) Ta có vận tốc \(v\left( t \right) = x'\left( t \right) = - 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).
Vận tốc bằng 0 tức là \( - 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Leftrightarrow t = - \frac{5}{6} + \frac{5}{2}k,k \in \mathbb{Z}\).
Do \(t \ge 0\) nên thời điểm đầu tiên vật có vận tốc bằng 0 tương ứng với \(k = 1\), tức là tại thời điểm \(t = \frac{{ - 5}}{6} + \frac{5}{2} = \frac{5}{3}\) (giây).
c) Ta có gia tốc a \(\left( t \right) = x''\left( t \right) = - \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).
Gia tốc bằng 0 tức là \( - \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Leftrightarrow t = \frac{5}{{12}} + \frac{5}{2}k,k \in \mathbb{Z}\).
Do \(t \ge 0\) nên thời điểm đầu tiên vật có gia tốc bằng 0 tương ứng với \(k = 1\), tức là tại thời điểm \(t = \frac{5}{{12}} + \frac{5}{2} = \frac{{35}}{{12}}\) (giây).
Unit 12: Celebrations
SGK Toán 11 - Cánh Diều tập 1
Unit 3: Global warming and Ecological systems
Chủ đề 2. Vật liệu cơ khí
CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11