Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề bài
Tìm giá trị của \(m\) để ba đường thẳng sau đồng quy:
\(\eqalign{
& \left( {{d_1}} \right):5x + 11y = 8 \cr
& \left( {{d_2}} \right):10x - 7y = 74 \cr
& \left( {{d_3}} \right):4mx + \left( {2m - 1} \right)y = m + 2 \cr} \)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Tìm tọa độ giao điểm \(A\) của \(({d_1})\) và \(({d_2})\)
- Để ba đường thẳng \(({d_1}),({d_2}),({d_3})\) đồng quy thì đường thẳng \(({d_3})\) phải đi qua giao điểm \(A\) của \(({d_1})\) và \(({d_2})\).
- Đường thẳng \(ax+by=c\) đi qua điểm \(A({x_0};{y_0})\) \(\Leftrightarrow a{x_0}+b{y_0}=c.\)
Lời giải chi tiết
Tọa độ giao điểm \(A\) của \(({d_1})\) và \(({d_2})\) là nghiệm của hệ phương trình:
\(\eqalign{
& \left\{ {\matrix{
{5x + 11y = 8} \cr
{10x - 7y = 74} \cr
} } \right. \cr& \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{10x + 22y = 16} \cr
{10x - 7y = 74} \cr
} } \right. \cr
& \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{29y = - 58} \cr
{5x + 11y = 8} \cr
} } \right. \cr& \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y = - 2} \cr
{5x + 11.\left( { - 2} \right) = 8} \cr
} } \right. \cr
& \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y = - 2} \cr
{5x = 30} \cr
} } \right. \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y = - 2} \cr
{x = 6} \cr} } \right. \cr} \)
Do đó \(A(6; -2)\)
Để ba đường thẳng \(({d_1}),({d_2}),({d_3})\) đồng quy thì đường thẳng \(({d_3})\) phải đi qua giao điểm \(A(6; -2)\) của \(({d_1})\) và \(({d_2})\).
Khi đó ta thay \(x = 6; y = -2\) vào phương trình \(4mx + \left( {2m - 1} \right)y = m + 2\) ta được:
\(\eqalign{
& 4m.6 + \left( {2m - 1}. \right)\left( { - 2} \right) = m + 2 \cr
& \Leftrightarrow 24m - 4m + 2 = m + 2 \cr
& \Leftrightarrow 19m = 0 \cr
& \Leftrightarrow m = 0 \cr} \)
Vậy với \(m = 0\) thì ba đường thẳng \(({d_1}),({d_2}),({d_3})\) đồng quy tại điểm \(A(6; -2).\)
Bài 30. Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
Đề thi vào 10 môn Anh Bình Dương
Bài 1
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
Đề thi giữa kì 2