Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Cho ba đường thẳng \(y = \dfrac{2}{5}x + \dfrac{1}{2}\) (\({d_1}\));
\(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{5}{2}\) (\({d_2}\)); \(y = kx + 3,5\) (\({d_3}\))
Hãy tìm giá trị của k để sao cho ba đường thẳng đồng quy tại một điểm.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xét đường thẳng (\({d_1}\)): \(y = {a_1}x + {b_1}\) và đường thẳng (\({d_2}\)): \(y = {a_2}x + {b_2}\)
Để tìm giao điểm giữa hai đường thẳng, ta xét phương trình hoành độ giao điểm:
\({a_1}x + {b_1} = {a_2}x + {b_2}\).
Tìm \(x_0\) là nghiệm của phương trình trên và thay vào một trong hai phương trình đường thẳng để tìm \(y_0\). Vậy (\(x_0; y_0\)) là giao điểm cần tìm.
Thay tọa độ giao điểm vừa tìm được vào phương trình đường thẳng \((d_3)\) để tìm \(k.\)
Lời giải chi tiết
* Trước hết tìm giao điểm của hai đường thẳng \((d_1)\) và \((d_2).\)
+) Xét phương trình hoành độ giao điểm của \((d_1)\) và \((d_2)\):
\(\begin{array}{l}
\dfrac{2}{5}x + \dfrac{1}{2} = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{5}{2}\\
⇔ \dfrac{2}{5}x - \dfrac{3}{5}x = - \dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{2}\\
⇔ - \dfrac{1}{5}x = - 3\\
⇔ x = 15
\end{array}\)
+) Tìm tung độ giao điểm: Thay \( x=15\) vào hàm số \(y = \dfrac{2}{5}x + \dfrac{1}{2},\) ta có:
\(y = \dfrac{2}{5}.15 + \dfrac{1}{2} = 6,5\)
+) Thay \( x= 15\) và \( y= 6,5\) vào phương trình (\({d_3}\)):
\(\begin{array}{l}
6,5 = k.15 + 3,5\\
\Leftrightarrow 15k = 3\Leftrightarrow k = 0,2
\end{array}\)
Vậy với \( k=0,2\) thì ba đường thẳng đồng quy tại điểm \((15; 6,5).\)
Đề thi vào 10 môn Toán Hải Dương
Chương 2. Kim loại
Unit 3: A Trip To The Countryside - Một chuyến về quê
Tải 40 đề thi học kì 1 Văn 9
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 9