Câu 32.1.
Nhận định nào sau đây sai ?
A. Sắt tác dụng được với dung dịch
B. Sắt tác dụng được với dung dịch $FeCl_3$
C. Sắt tác dụng được với dung dịch $FeCl_2$
D. Đồng tác dụng được với dung dịch $FeCl_3$
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về sắt và hợp chất
Lời giải chi tiết:
Sắt không tác dụng được với $FeCl_2$
Chọn C.
Câu 32.2.
Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe(OH)3
D. Fe(NO3)3
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của các hợp chất của sắt
Lời giải chi tiết:
Trong các hợp chất $Fe_2O_3, Fe(OH)_3, Fe(NO_3)_3$ nguyên tố Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 nên chỉ có tính oxi hóa
Trong FeO nguyên tố Fe có số oxi hóa trung gian là +2 nên vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
Chọn A.
Câu 32.3.
Khử hoàn toàn 0,3 mol một oxit sắt $Fe_xO_y$ bằng Al thu được 0,4 mol $Al_2O_3$ theo sơ đồ phản ứng sau :$Fe_xO_y + Al$ Fe + $Al_2O_3$.
Công thức của oxit sắt là
A. FeO.
B. $Fe_2O_3$
C. $Fe_3O_4 $
D. không xác định được.
Phương pháp giải:
Viết phương trình hóa học của phản ứng
Tính theo phương trình phản ứng, suy ra y, từ đó tìm được công thức của oxit sắt
Lời giải chi tiết:
Ta có: Cứ 3 mol $Fe_xO_y$ phản ứng sinh ra y mol $Al_2O_3$
Vậy cứ 0,3 mol $Fe_xO_y$ phản ứng sinh ra 0,4 mol $Al_2O_3$
Theo phương trình ta có
Vậy công thức của oxit sắt là $Fe_3O_4$
Chọn C.
Câu 32.4.
Khử hoàn toàn hỗn hợp $Fe_2O_3$ và CuO bằng CO thu được số mol $CO_2$ tạo ra từ các oxit có tỉ lệ tương ứng là 3 : 2. Phần trăm khối lượng của $Fe_2O_3$ và CuO trong hỗn hợp lần lượt là
A. 50% và 50%.
B. 75% và 25%.
C. 75,5% và 24,5%.
D. 25% và 75%.
Phương pháp giải:
Viết phương trình hóa học của phản ứng
Gọi số mol của CO2 tạo ra từ CuO và Fe2O3 lần lượt là 2 và 3 mol
Suy ra số mol của các oxit, tính được khối lượng mỗi oxit và % khối lượng của mỗi oxit
Lời giải chi tiết:
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
CuO + CO Cu + CO2
Gọi số mol của CO2 tạo ra từ CuO là 2 mol số mol CO2 tạo ra từ Fe2O3 là 3 mol
Theo phương trình (1):
Theo phương trình (2):
Vậy
%mCuO = 100% - 50% = 50%
Chọn A.
Câu 32.5.
Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe2O3.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của các hợp chất của sắt, viết phương trình phản ứng và kết luận
Lời giải chi tiết:
4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
4FeCO3 + O2 2Fe2O3 + 4CO2
Vậy chất rắn thu được là Fe2O3
Chọn D.
Câu 32.6.
Cho các chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3. Cho từng chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của các hợp chất của Fe
Lời giải chi tiết:
Fe + 6HNO3 Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
FeO + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Fe(OH)2 + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
Fe(OH)3 + 3HNO3 Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe3O4 + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Fe(NO3)3 + HNO3 không phản ứng
FeSO4 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
Fe2(SO4)3 + HNO3 không phản ứng
FeCO3 + 4HNO3 Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O
Chọn C.
Câu 32.7.
Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng (dư) thoát ra 0,112 lít khí SO2 (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức hợp chất của sắt là
A. FeS.
B. FeS2.
C. FeO.
D. FeCO3.
Phương pháp giải:
Gọi số e mà hợp chất của sắt trao đổi là n
Áp dụng bảo toàn e để tìm n
Kết luận
Lời giải chi tiết:
Gọi số e mà hợp chất của sắt trao đổi là n
ne nhường = 0,01.n (mol)
Mà ne nhận = 2$n_{SO_2}$ = 0,01 mol
0,01.n = 0,01 n = 1
Vậy hợp chất của sắt trao đổi 1e loại A và B
Vì sau phản ứng chỉ thu được khí SO2 nên loại D
Chọn C.
Chương 4. Dao động và sóng điện từ
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 3 – Hóa học 12
Tổng hợp từ vựng lớp 12 (Vocabulary) - Tất cả các Unit SGK Tiếng Anh 12 thí điểm
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Chương 3: Amin, amino axit và protein