Đề bài
Quỹ đạo chuyển động của sao chổi Halley là một elip, nhận tâm Mặt Trời là một tiêu điểm, có tâm sai bằng 0,967.
a) Giải thích vì sao ta có thể coi bất kì hình vẽ elip nào với tâm sai bằng 0,967 là hình ảnh thu nhỏ của quỹ đạo sao chổi Halley.
b) Biết khoảng cách gần nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt Trời là khoảng \({88.10^6}\) km, tính khoảng cách xa nhất (theo nssdc.gsfc.nasa.gov).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Bước 1: Gọi (E) và (E’) là 2 elip có cùng tâm sai.
Bước 2: Lấy M bất kì thuộc (E), chỉ ra tồn tại M’ thuộc (E’) thỏa mãn:
\(\overrightarrow {OM'} = \frac{1}{k}\overrightarrow {OM} \)
b) Với \(M({x_0};{y_0})\) bất kì thuộc (E), ta có:
\(M{F_1}\) nhỏ nhất bằng \(a - c = {88.10^6}\)
\(M{F_1}\) lớn nhất bằng \(a + c\)
Lời giải chi tiết
a) Giả sử quỹ đạo chuyển động của sao chổi Halley có phương trình chính tắc:
\(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\) (E)
Gọi (E’) là elip bất kì với tâm sai \(e' = e = 0,967\), có PTCT: \(\frac{{{x^2}}}{{a{'^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{b{'^2}}} = 1\) (a’<a)
\(e' = e\) hay \(\frac{{c'}}{{a'}} = \frac{c}{a} \Leftrightarrow \frac{{\sqrt {a{'^2} - b{'^2}} }}{{a'}} = \frac{{\sqrt {{a^2} - {b^2}} }}{a}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{a{'^2} - b{'^2}}}{{a{'^2}}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{a^2}}} \Leftrightarrow 1 - \frac{{b{'^2}}}{{a{'^2}}} = 1 - \frac{{{b^2}}}{{{a^2}}} \Leftrightarrow \frac{{b'}}{{a'}} = \frac{b}{a} \Leftrightarrow \frac{b}{{b'}} = \frac{a}{{a'}} = k\) (k>1)
Lấy \(M({x_0};{y_0})\) bất kì thuộc (E) ta có:
\(\frac{{{x_0}^2}}{{{a^2}}} + \frac{{{y_0}^2}}{{{b^2}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{x_0}^2}}{{{{\left( {ka'} \right)}^2}}} + \frac{{{y_0}^2}}{{{{\left( {kb'} \right)}^2}}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{{\left( {\frac{{{x_0}}}{k}} \right)}^2}}}{{a{'^2}}} + \frac{{{{\left( {\frac{{{y_0}}}{k}} \right)}^2}}}{{b{'^2}}} = 1\)
\( \Rightarrow M'(\frac{1}{k}{x_0};\frac{1}{k}{y_0}) \in (E')\)
Dễ thấy \(\overrightarrow {OM'} = \frac{1}{k}\overrightarrow {OM} \) với mọi M thuộc (E)
Nói cách khác, (E’) là một elip thu nhỏ của (E).
b) Giả sử tâm Mặt Trời ở vị trí tiêu điểm \({F_1}( - c;0)\)
Với \(M({x_0};{y_0})\) bất kì thuộc (E), ta có:
\(M{F_1}\) nhỏ nhất bằng \(a - c = {88.10^6}\)
Mà \(e = \frac{c}{a} = 0,967\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = \frac{8}{3}{.10^9} \approx 2\;666\;666\;667\\c \approx 2\;578\;666\;667\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \)\(M{F_1}\) lớn nhất bằng \(a + c = 5\;245\;333\;334\) (km).
Vậy khoảng cách xa nhất từ sao chổi Halley đến tâm Mặt trời là 5 245 333 334 km.
Chương 5. Moment lực. Điều kiện cân bằng
Chương 5. Vi sinh vật và ứng dụng
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10
C
Chương IV. Văn minh Đông Nam Á cổ-trung đại
Chuyên đề học tập Toán - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Lý thuyết Toán Lớp 10
SBT Toán - Cánh Diều Lớp 10
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Toán - Cánh diều Lớp 10
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 10