1. Nội dung câu hỏi
Bạn Nam tham gia một trò chơi rút thăm trúng thưởng. Hộp đựng thăm có 50 lá thăm cứng với kích thước và khối lượng như nhau, trong đó có 20 lá trúng thưởng, 30 lá không trúng thưởng. Mỗi người được rút 2 lần (sau mỗi lần rút thì ghi kết quả và bỏ lại thăm vào hộp), mỗi lần 2 lá thăm. Nếu rút được 2 lá trúng thưởng thì được 1 tai nghe, nếu rút được 3 lá trúng thưởng thì được 1 tai nghe và 1 bàn phím, nếu rút được 4 lá trúng thưởng thì được 1 máy tính bảng. Tính xác suất để bạn Nam được trúng thưởng có tai nghe (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
2. Phương pháp giải
- Xác định số phần tử của không gian mẫu.
- Xác định số phần tử của các biến cố.
3. Lời giải chi tiết
Mỗi cách chọn ngẫu nhiên 2 lá thăm từ 50 lá thăm cho ta một tổ hợp chập 2 của 50 phần tử. Do đó, sau 2 lần bốc thăm, số phần tử của không gian mẫu Ω là: \(n\left( \Omega \right) = {\left( {C_{50}^2} \right)^2}.\)
Xét biến cố A: “Bạn Nam được trúng thưởng có tai nghe”.
Suy ra biến cố \(\bar A\): “Bạn Nam không được trúng thưởng có tai nghe”.
Có 3 trường hợp có thể xảy ra của biến cố \(\bar A\):
+ Trường hợp 1: Trong 4 lá thăm bạn Nam rút, có 4 lá trúng thưởng. Suy ra số cách chọn: \(C_{20}^2.C_{20}^2 = {\left( {C_{20}^2} \right)^2}.\)
+ Trường hợp 2: Trong 4 lá thăm bạn Nam rút, có 1 lá trúng thưởng. Suy ra số cách chọn: \(2!C_{30}^2.C_{20}^1.C_{30}^1.\)
+ Trường hợp 3: Trong 4 lá thăm bạn Nam rút, không có lá trúng thưởng. Suy ra số cách chọn: \(C_{30}^2.C_{30}^2 = {\left( {C_{30}^2} \right)^2}.\)
Suy ra \(n\left( {\bar A} \right) = {\left( {C_{20}^2} \right)^2} + 2!C_{30}^2.C_{20}^1.C_{30}^1 + {\left( {C_{30}^2} \right)^2} = 747325.\)
Xác suất của biến cố \(\bar A\) là: \(P\left( {\bar A} \right) = \frac{{n\left( {\bar A} \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{747325}}{{{{\left( {C_{50}^2} \right)}^2}}}.\)
Suy ra xác suất để bạn Nam được trúng thưởng có tai nghe là:
\(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\bar A} \right) = 1 - \frac{{747325}}{{{{\left( {C_{50}^2} \right)}^2}}} \approx 0,5.\)
Phần hai: Giáo dục pháp luật
Chương 3. Cacbon-Silic
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Chương 4. Đại Cương Về Hóa Học Hữu Cơ
Review 2 (Units 4-5)
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11