1. Nội dung câu hỏi
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho ba điểm A(3; 2), B(4; –3) và M(–8; 5).
a) Tìm ảnh của A qua \({Đ_{Ox}}\) và ảnh của B qua \({Đ_{Oy}}\).
b) Biết M là ảnh của N qua \({Đ_{Oy}}\). Xác định tọa độ của N.
2. Phương pháp giải
Nếu \(M' = {Đ_{Ox}}(M)\) thì biểu thức tọa độ \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} = {x_M}\\{y_{M'}} = - {y_M}\end{array} \right.\)
Nếu \(M' = {Đ_{Oy}}(M)\) thì biểu thức tọa độ \(\left\{ \begin{array}{l}{x_{M'}} = - {x_M}\\{y_{M'}} = {y_M}\end{array} \right.\)
3. Lời giải chi tiết
a)
+ Gọi A’ là ảnh của A qua \({Đ_{Ox}}\).
Suy ra Ox là đường trung trực của đoạn AA’ hay A’ đối xứng với A qua Ox
Do đó hai điểm A(3; 2) và A’ có cùng hoành độ và có tung độ đối nhau.
Vì vậy tọa độ điểm A’(3; –2).
+ Gọi B’ là ảnh của B qua \({Đ_{Oy}}\).
Suy ra Oy là đường trung trực của đoạn BB’ hay B’ đối xứng với B qua Oy
Do đó hai điểm B(4; –3) và B’ có cùng tung độ và có hoành độ đối nhau.
Vì vậy tọa độ điểm B’(–4; –3).
Vậy ảnh của A qua \({Đ_{Ox}}\) là A’(3; –2) và ảnh của B qua \({Đ_{Oy}}\) là B’(–4; –3).
b) Ta có M là ảnh của N qua \({Đ_{Oy}}\)
Suy ra Oy là đường trung trực của đoạn MN hay M và N đối xứng với nhau qua Oy
Do đó hai điểm M(–8; 5) và N có cùng tung độ và có hoành độ đối nhau.
Vì vậy tọa độ điểm N(8; 5).
Vậy tọa độ N(8; 5).
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Chuyên đề 2. Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống
Unit 1: Food for Life
Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Bài 12: Tiết 1: Khái quát về Ô-xtrây-li-a - Tập bản đồ Địa lí 11
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11