Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn \((O)\) và hai dây cung song song \(AB, CD\) (\(A\) và \(C\) nằm trong cùng một mặt phẳng bờ \(BD\)) ; \(AD\) cắt \(BC\) tại \(I\). Chứng minh rằng \(\widehat {AOC} = \widehat {AIC}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
+ Hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
+ Số đo của góc đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn.
+ Số đo góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn.
Lời giải chi tiết
GT: \(A,B,C,D \in (O)\), \(AB//CD\), \(AD \cap BC = \left\{ I \right\}\)
KL: \(\widehat {AOC} = \widehat {AIC}\)
Góc \(\widehat {AOC}\) là góc ở tâm chắn cung \(AC\)
Nên ta có : \(\widehat {AOC} = \) sđ\(\overparen{AC}\) (1)
Góc \(AIC\) là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn nên ta có :
\(\widehat {AIC} = \dfrac{1}{2}\)(sđ\(\overparen{AC}+\) sđ\(\overparen{BD}\)) (2)
Vì \(AB//CD \Rightarrow \) \(\overparen{AC} =\overparen{BD}\) (3) (hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau)
Vậy từ (1) , (2) và (3) ta có \(\widehat {AOC} = \widehat {AIC}\)
Nhận xét : Trong quá trình giải bài toán chứng minh các góc bằng nhau, ta sử dụng các khái niệm về số đo của góc tương ứng, định lí và hệ quả của nó; đồng thời áp dụng tính chất đồng dạng của tam giác để chứng minh tỉ số hai đoạn thẳng.
Đề thi giữa học kì - Hóa học 9
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 9
Văn thuyết minh
Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ