Đề bài
Có ba học sinh vào ba quầy sách để mua sách. Xác suất để có hai học sinh vào cùng một quầy, học sinh còn lại vào một trong hai quầy còn lại là:
A. \(\dfrac{1}{3}\) B. \(\dfrac{2}{3}\)
C. \(\dfrac{1}{4}\) D. \(\dfrac{1}{6}\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để tính xác suất của biến cố A.
+) Tính số phần tử của không gian mẫu \(n(\Omega)\).
+) Tính số phần tử của biến cố A: \(n(A)\).
+) Tính xác suất của biến cố A: \(P(A)=\dfrac{n(A)}{n(\Omega)}\).
Số phần tử trong không gian mẫu sử dụng tổ hợp để tính.
Số phần tử của biến cố sử dụng quy tắc nhân, tổ hợp.
Lời giải chi tiết
Không gian mẫu là cách xếp \(3\) bạn vào \(3\) quầy (có thể vào chung quầy) nên khi đó \(n(\Omega)=3^3=27\).
Gọi biến cố \(A\) là hai học sinh vào cùng một quầy, học sinh còn lại vào một trong hai quầy còn lại.
Chọn \(2\) học sinh vào một quầy có \(C_3^2\) cách.
Chọn quầy xếp hai học sinh đó có \(3\) cách.
Học sinh còn lại xếp vào một trong hai quầy còn lại có \(2\) cách.
Theo quy tắc nhân, \(n(A)=C_3^2.3.2=18\).
Vậy xác suất để cả ba học sinh vào cùng một quầy là \(P(A)=\dfrac{n(A)}{n(\Omega)}=\dfrac{18}{27}=\dfrac{2}{3}\).
Đáp án: B.
CHƯƠNG IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3
Bài 11: Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ
Bài 8. Lợi dụng địa hình, địa vật
Chương I. Dao động
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11