Ba học sinh cùng thi thực hành môn Tin học. Kí hiệu \({A_k}\) là kết quả “học sinh thứ \(k\) thi đạt”, \(k = 1,2,3\).
LG a
Mô tả không gian mẫu.
Phương pháp giải:
Mô tả không gian mẫu bằng cách liệt kê các phần tử của không gian mẫu.
Lời giải chi tiết:
Kí hiệu \({A_k}\) là kết quả “học sinh thứ \(k\) thi đạt”, \(k = 1,2,3\).
Khi đó \(\overline {{A_k}} \) là kết quả “học sinh thứ \(k\) thi không đạt”, \(k = 1,2,3\).
Theo kí hiệu thì không gian mẫu là
\(\Omega = \{ {A_1}{A_2}{A_3},\overline {{A_1}} {A_2}{A_3},{A_1}\,\overline {{A_2}}\, {A_3}\),
\({A_1}\,{A_2}\,\overline {{A_3}} ,{A_1}\,\overline {{A_2}} \,\overline {{A_3}} ,\overline {{A_1}}\, {A_2}\,\overline {{A_3}}\) ,
\(\overline {{A_1}}\, \overline {{A_2}}\, {A_3},\overline {{A_1}} \,\overline {{A_2}}\, \overline {{A_3}} \}\).
LG b
Xác định các biến cố:
A. “Có một học sinh thi đạt”;
B. “Có hai học sinh thi đạt”;
C. “Có một học sinh thi không đạt”;
D. “Có ít nhất một học sinh thi đạt”;
E. “Có không quá một học sinh thi đạt”
Phương pháp giải:
Xác định biến cố bằng cách liệt kê các phần tử của biến cố.
Lời giải chi tiết:
Kí hiệu \({A_k}\) là kết quả “học sinh thứ \(k\) thi đạt”, \(k = 1,2,3\).
Khi đó \(\overline {{A_k}} \) là kết quả “học sinh thứ \(k\) thi không đạt”, \(k = 1,2,3\).
Biến cố \(A\) có một học sinh thi đạt
\(A = \left\{ {{A_1}\,\overline {{A_2}} \,\overline {{A_3}} ,\overline {{A_1}}\, {A_2}\,\overline {{A_3}} ,\overline {{A_1}} \,\overline {{A_2}} \, {A_3}} \right\}\).
Biến cố \(B\) có hai học sinh thi đạt
\(B = \left\{ {\overline {{A_1}} {A_2}{A_3},{A_1}\overline {{A_2}} {A_3},{A_1}{A_2}\overline {{A_3}} } \right\}\).
Biến cố \(C\) cố một học sinh thi không đạt nghĩa là có hai học sinh thi đạt nên biến cố \(C\) giống biến cố \(B\)
\(C = B\).
Biến cố \(D\) có ít nhất một học sinh thi đạt
\(D = A \cup B \cup \left\{ {{A_1}{A_2}{A_3}} \right\}\).
Biến cố \(E\) có không quá một học sinh thi đạt nghĩa là có trường hợp không có học sinh nào thi đạt và trường hợp có một học sinh thi đạt ứng với biến cố \(A\)
\(E = \left\{ {\overline {{A_1}}\, \overline {{A_2}}\, \overline {{A_3}} } \right\} \cup A\).
Bài 11: Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
Chương 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Phần hai. CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Chủ đề 6: Kĩ thuật thủ môn
CHƯƠNG 1. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11