Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp - Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, quạt tròn
Ôn tập chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho đường tròn \((O)\) và hai dây \(AB, AC\). Gọi \(M, N\) lần lượt là điểm chính giữa của cung \(AB\) và cung \(AC\). Đường thẳng \(MN\) cắt dây \(AB\) tại \(E\) và cắt dây \(AC\) tại \(H\). Chứng minh tam giác \(AEH\) là tam giác cân.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng: “Số đo của góc đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn” để chứng minh tam giác \(AEH\) cân do có hai góc ở đáy bằng nhau.
Lời giải chi tiết
Xét \(\Delta AEH\), ta có :
(1) \(\widehat {AEN} = \dfrac{1}{2}\)(sđ\(\overparen{MB}\)+ sđ\(\overparen{AN}\));
(2) \(\widehat {AHM} = \dfrac{1}{2}\)(sđ\(\overparen{MA}\)+ sđ\(\overparen{CN}\))
Vì (1) và (2) là các góc có đỉnh bên trong đường tròn.
Theo giả thiết ta có \(\overparen{MA}=\overparen{MB}\); \(\overparen{NA}=\overparen{NC}\)
Vậy từ (1) và (2) ta có \(\widehat {AEN} = \widehat {AHM} \Rightarrow \Delta AEH\) cân tại \(A.\)
CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 15
CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ