Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Xác định hàm số trong mỗi trường hợp sau, biết đồ thị của hàm số là đường thẳng đi qua gốc tọa độ:
a) Đi qua điểm \(A(3;2)\) ;
b) Có hệ số \(a\) bằng \(\sqrt 3 \) ;
c) Song song với đường thẳng \(y =3x + 1.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ có dạng \(y = ax\)
Điểm \(M({x_0};{y_0})\) thuộc đồ thị hàm số \(y = ax + b\) khi và chỉ khi \(y_0 = ax_0 + b\).
- Hai đường thẳng \(y = ax + b\) và \(y = a'x + b'\) song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a';b \ne b'\).
Lời giải chi tiết
Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ có dạng \(y = ax\)
a) Đồ thị hàm số \(y = ax\) đi qua điểm \(A(3;2)\) nên tọa độ A nghiệm đúng phương trình hàm số.
Ta có: \(2 = a.3 \Leftrightarrow a = \dfrac{2 }{ 3}\)
Vậy hàm số đã cho là \(y = \dfrac{2 }{ 3}x\).
b) Vì \(a = \sqrt 3 \) nên ta có hàm số cần tìm là: \(y = \sqrt 3 x\)
c) Đồ thị hàm số \(y = ax\) song song với đường thẳng \(y = 3x + 1\) nên hệ số \(a = 3.\)
Vậy hàm số đã cho là \(y = 3x.\)