Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Từ một hình nón, người thợ tiện có thể tiện ra một hình trụ cao nhưng “ hẹp” hoặc một hình trụ rộng nhưng “ thấp”. Trong trường hợp nào thì người thợ tiện loại bỏ ít vật liệu hơn?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Công thức tính thể tích hình trụ: \(V= Sh = πr^2h\).
(\(r\) là bán kính đường tròn đáy, \(h\) là chiều cao, \(S\) là diện tích đáy).
Lời giải chi tiết
Gọi bán kính đáy hình nón là \(R\), chiều cao hình nón là \(h\), bán kính đáy hình trụ là \(r\), chiều cao phần hình nón cắt đi là \(BE = x\).
Vì \(MN//AC \), theo hệ quả định lí Ta-lét ta có:
\(\displaystyle {{ME} \over {AD}} = {{BE} \over {BD}}\) hay \(\displaystyle {r \over R} = {x \over h} \Rightarrow r = {{Rx} \over h}\)
Thể tích hình trụ là: \(V = πr^2. (h-x)\)
\(\displaystyle V = \pi .{\left( {{{Rx} \over h}} \right)^2}.\left( {h - x} \right)\)\(\, \displaystyle = \pi .{{{R^2}{x^2}} \over {{h^2}}}.(h - x)\)
Phần bỏ đi của hình nón ít nhất có nghĩa là thể tích của hình trụ lớn nhất:
\(\displaystyle V = \pi .{{{R^2}{x^2}} \over {{h^2}}}(h - x)\)
\(\displaystyle \Rightarrow 2V{h^2} = \pi {R^2}{x^2}(2h - 2x)\)
\(\displaystyle \Rightarrow {{2V{h^2}} \over {\pi {R^2}}} = {x^2}(2h - 2x)\))
Vì \(π, R, h\) là các hằng số nên thể tích hình trụ lớn nhất khi và chỉ khi \({x^2}\left( {2h - 2x} \right)\) lớn nhất. Ta có \({x^2}\left( {2h - 2x} \right) = x.x.\left( {2h - 2x} \right)\)
Áp dụng bất đẳng thức Cô - si cho ba số dương \(x, x, 2h-2x\) ta có:
\(\sqrt[3]{{x.x.\left( {2h - 2x} \right)}} \le \dfrac{{x + x + 2h - 2x}}{3} = \dfrac{{2h}}{3}\) \( \Rightarrow x.x.\left( {2h - 2x} \right) \le {\left( {\dfrac{{2h}}{3}} \right)^3} \) \(= \dfrac{{8{h^3}}}{{27}}\)
Dấu "=" xảy ra khi \( x = 2h -2x \Leftrightarrow 3x = 2h \) \(\Rightarrow x = \displaystyle {2 \over 3}h\)
Vậy khi phần cắt bỏ ở phía trên hình nón có chiều cao bằng \(\displaystyle {2 \over 3}\) chiều cao hình nón thì phần bỏ đi là ít nhất.
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Dương
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ninh
Đề thi vào 10 môn Toán Đắk Lắk
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9