Đề bài
Ánh sáng và AAB tác động như những tác nhân điều chỉnh sự thoát hơi nước qua khí khổng. Cơ chế tác động đến quá trình thoát hơi nước của các tác nhân này như thế nào? Hãy làm rõ vấn đề này
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa trên 2 cơ chế:
- Cơ chế ánh sáng làm thay đổi nồng độ CO2
- Cơ chế AAB: dựa vào sự tổng hợp và vận chuyển AAB đến tế bào khí khổng
Lời giải chi tiết
Cơ chế tác động:
- Cơ chế ánh sáng (phản ứng quang chủ động): Khi có ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp -> thay đổi nồng độ CO2-> thay đổi nồng độ pH-> kich thích quá trính biến đổi tinh bột thành đường dấn tới nồng độ chất tan trong tế bào tăng -> áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng tăng -> tế bào khí khổng hút nước ->khí khổng mở tăng thoát hơi nước,
Ngược lại khi không có ánh sáng, quá trình hô hấp diễn ra mạnh làm tăng nồng độ H2CO3 nên làm pH giảm làm giảm sức hút nước của tế bào dẫn đến khí khổng đóng lại.
- Cơ chế AAB: Axit abxixic(phản ứng đóng thủy chủ động): Vào ban trưa hoặc khi khô hạn, AAB được tăng cường tổng hợp và vận chuyển đến tế bào khí khổng kích thích các bơm ion hoạt động -> các ion thoát ra khỏi tế bào khí khổng làm giảm áp suất thẩm thấu và giảm sức trương nước -> khí khổng đóng -> thoát hơi nước giảm.
Chương II. Sóng
Phần hai. Địa lí khu vực và quốc gia
Chủ đề 2: Kĩ thuật dừng bóng và kĩ thuật đánh đầu
Chương 3: Đại cương hóa học hữu cơ
Chủ đề 2. Công nghệ giống vật nuôi
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11