PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

Bài 2 trang 24 tập bản đồ Lịch sử 12

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Câu 1

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – công nghệ là

A. diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng

B. diễn ra trên tất cả các lĩnh vực

C. diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy

D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – công nghệ là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Chọn: D

Câu 2

2. “Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào

A. năm 1997              B. năm 2000            

C. năm 2003             D. năm 2004

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Lời giải chi tiết:

“Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào năm 2003.

Chọn: C

Câu 3

Nguồn năng lượng mới được tìm ra là

A. năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nguyên tử

B. điện

C. than đá

D. dầu mỏ

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Lời giải chi tiết:

Nguồn năng lượng mới được tìm ra là năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nguyên tử.

Chọn: A

Câu 4

Vật liệu mới được tìm ra là

A. bê tông              B. sắt, thép            

C. pôlime                D. hợp kim

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Lời giải chi tiết:

Vật liệu mới được tìm ra là pôlime.

Chọn: C

Câu 5

Gọi là cách mạng khoa học – công nghệ vì

A. cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ

B. với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử - những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học

C. cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật

D. cả A. B, C

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Lời giải chi tiết:

Gọi là cách mạng khoa học – công nghệ vì cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật.

Chọn: C

Câu 6

Thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ đã tham gia tích cực vào việc giải quyết lương thực cho loài người là

A. tạo ra những vật liệu mới

B. tạo ra những công cụ sản xuất mới

C. tạo ra những nguồn năng lượng mới

D. công nghệ sinh học

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Lời giải chi tiết:

Thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ đã tham gia tích cực vào việc giải quyết lương thực cho loài người là công nghệ sinh học.

Chọn: D

Câu 7

Mặt hạn chế quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là

A. làm thay đổi cơ cấu dân cư

B. sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa

C. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực

D. chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá lớn

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

Lời giải chi tiết:

Mặt hạn chế quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá lớn.

Chọn: D

Câu 8

Biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa là

A. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế

B. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.

C. sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn

D. việc duy trì sự liên minh Mĩ và Nhật Bản

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

2. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa là việc duy trì sự liên minh Mĩ và Nhật Bản

Chọn: D

Câu 9

Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là

A. cơ cấu kinh tế các nước có sự chuyển biến.

B. đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh

C. thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất

D. nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

2. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

Lời giải chi tiết:

Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc

Chọn: D

Câu 10

Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là

A. khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

B. diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).

C. tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Phương pháp giải:

Xem lại mục 

2. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

Lời giải chi tiết:

Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Chọn: C

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved