Đề bài
Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600.
Tính điện tích mà ta đã truyền cho các quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng biểu thức định luật Cu-long: \(F=\dfrac{kq_1q_2}{r^2}\)
Lời giải chi tiết
Điện tích q mà ta truyền cho các quả cầu sẽ phân bố đều cho hai quả cầu. Mỗi quả cầu mang một điện tích q/2. Hai quả cầu sẽ đẩy nhau với môt lực là:
\(F = k{\dfrac{q^2}{4r^2}}\)
Vì góc giữa hai dây treo α = 60° nên r = l= 10 cm. Mỗi quả cầu sẽ nằm cân bằng dưới tác dụng của ba lực: lực căng \(\overrightarrow T \) của sợi dây, lực điện \(\overrightarrow F \) và trọng lực \(\overrightarrow P \) của quả cầu (Hình bên dưới)
Ta có:
\(\tan \dfrac{\alpha }{2} = \dfrac{F}{P} = \dfrac{{k{q^2}}}{{4{\ell ^2}mg}}\)
\( \Rightarrow q = \pm 2\ell \sqrt {\frac{{mg}}{k}\tan \frac{\alpha }{2}} \)
\( \Rightarrow q \approx \pm 3,{58.10^{ - 7}}C\)
Vậy điện tích đã truyền cho các quả cầu là:\( q \approx \pm {3,58.10^{-7}} C \)
Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên
Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động
Bài 12: Tiết 1: Khái quát về Ô-xtrây-li-a - Tập bản đồ Địa lí 11
Chủ đề 4. Dòng điện, mạch điện
CHƯƠNG VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11
SGK Vật lí Lớp 11