Bài 1. Tứ giác
Bài 2. Hình thang
Bài 3. Hình thang cân
Bài 4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang
Bài 5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang
Bài 6. Đối xứng trục
Bài 7. Hình bình hành
Bài 8. Đối xứng tâm
Bài 9. Hình chữ nhật
Bài 10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước
Bài 11. Hình thoi
Bài 12. Hình vuông
Bài tập ôn chương I. Tứ giác
LG a
Cho tam giác đều \(ABC.\) Gọi \(M,N,P\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CA, AB.\) Chứng minh \(MNP\) là tam giác đều.
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất đường trung bình của tam giác
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(M\) là trung điểm của \(BC\)
\(N\) là trung điểm của \(AC\)
nên \(MN\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)
\(⇒ MN = \dfrac{1}{2} AB\)
Lại có: \(P\) là trung điểm của \(AB\) nên \(MP\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)
\(⇒ MP = \dfrac{1}{2} AC\)
\(NP\) là đường trung bình của \(∆ ABC\)
\(⇒ NP = \dfrac{1}{2} BC\)
Mà \(AB = BC = AC\) (gt) nên \(MN = MP = NP.\) Vậy \(∆ MNP\) đều
LG b
Cho hình vuông \(ABCD.\) Gọi \(M, N, P, Q\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CD, DA, AB.\) Chứng minh \(MNPQ\) là hình vuông (tứ giác đều)
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất hai tam giác bằng nhau
Lời giải chi tiết:
Do ABCD là hình vuông có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của BC, CD, DA, AB nên: \(AQ = QB = BM = MC\)\(= CN = ND = DP = PA\)
Xét \(∆ APQ\) và \(∆ BQM:\)
\(AQ = BQ\) (chứng minh trên)
\(\widehat A = \widehat B = {90^0}\)
\(AP = BM\) (chứng minh trên)
Do đó: \(∆ APQ = ∆ BQM (c.g.c)\) \(⇒ PQ = QM \,(1)\)
Xét \(∆ BQM\) và \(∆ CMN:\)
\(BM = CM\) (chứng minh trên)
\(\widehat B = \widehat C = {90^0}\)
\(BQ = CN \) (chứng minh trên)
Do đó: \(∆ BQM = ∆ CMN (c.g.c)\) \(⇒ QM = MN \,(2)\)
Xét \(∆ CMN\) và \(∆ DNP:\)
\(CN = DN\) (chứng minh trên)
\(\widehat C = \widehat D = {90^0}\)
\(CM = DP\) (chứng minh trên)
Do đó: \(∆ CMN = ∆ DNP (c.g.c)\) \( ⇒ MN = NP \,(3)\)
Từ \((1), (2)\) và \((3)\) suy ra: \(MN = NP = PQ = QM\) nên tứ giác \(MNPQ\) là hình thoi
Vì \(AP = AQ\) nên \(∆ APQ\) vuông cân tại \(A\)
\(BQ = BM\) nên \(∆ BMQ\) vuông cân tại \(B\)
\( \Rightarrow \widehat {AQP} = \widehat {BQM} = {45^0}\)
\(\widehat {AQP} + \widehat {PQM} + \widehat {BQM} = {180^0}\) (kề bù)
\( \Rightarrow \widehat {PQM} = {180^0} - \left( {\widehat {AQP} + \widehat {BQM}} \right)\)
\(= {180^0} - \left( {{{45}^0} + {{45}^0}} \right) = {90^0}\)
Vậy tứ giác \(MNPQ\) là hình vuông.
LG c
Cho ngũ giác đều \(ABCDE. \) Gọi \(M, N, P, Q, R\) tương ứng là trung điểm của các cạnh \(BC, CD, DE, EA, AB.\) Chứng minh \(MNPQR\) là ngũ giác đều.
Phương pháp giải:
Để chứng minh \(MNPQR\) là ngũ giác đều ta cần chứng minh hai điều: hình đó có tất cả các cạnh bằng nhau và có tất cả các góc bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
Vì ABCDE là ngũ giác đều nên \(AB=BC=CD\)\(=DE=EA\)
Xét \(∆ ABC\) và \(∆ BCD:\)
\(AB = BC \)(gt)
\(\widehat B = \widehat C\) (gt)
\(BC = CD\) (gt)
Do đó: \(∆ ABC = ∆ BCD (c.g.c)\)
\(⇒ AC = BD\, (1)\)
Xét \(∆ BCD\) và \(∆ CDE:\)
\(BC = CD\) (gt)
\(\widehat C = \widehat D\) (gt)
\(CD = DE\) (gt)
Do đó: \(∆ BCD = ∆ CDE (c.g.c)\) \(⇒ BD = CE \,(2)\)
Xét \(∆ CDE\) và \(∆ DEA:\)
\(CD = DE\) (gt)
\(\widehat D = \widehat E\) (gt)
\(DE = EA\) (gt)
Do đó: \(∆ CDE = ∆ DEA (c.g.c)\) \( ⇒ CE = DA\, (3)\)
Xét \(∆ DEA\) và \(∆ EAB:\)
\(DE = EA\) (gt)
\(\widehat E = \widehat A\) (gt)
\(EA = AB\) (gt)
Do đó: \(∆ DEA = ∆ EAB (c.g.c) \) \(⇒ DA = EB \,(4)\)
Từ \((1), (2), (3), (4)\) suy ra: \(AC = BD = CE = DA = EB\)
Trong \(∆ ABC\) ta có \(RM\) là đường trung bình
\(⇒ RM = \dfrac{1}{2} AC\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
Mặt khác, ta có: Trong \(∆ BCD\) ta có \(MN\) là đường trung bình
\(⇒ MN = \dfrac{1}{2} BD\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
Trong \(∆ CDE\) ta có \(NP\) là đường trung bình
\(⇒ NP = \dfrac{1}{2} CE\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
Trong \(∆ DEA\) ta có \(PQ\) là đường trung bình
\(⇒ PQ = \dfrac{1}{2} DA\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
Trong \(∆ EAB\) ta có \(QR\) là đường trung bình
\(⇒ QR = \dfrac{1}{2} EB\) (tính chất đường trung bình của tam giác)
Suy ra: \(MN = NP = PQ = QR = RM\)
Ta có: \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = \widehat D = \widehat E\) \( = \dfrac{{(5 - 2){{.180}^0}}}{5}\) \(={108^0}\)
\(∆ DPN\) cân tại \(D\)
\( \Rightarrow \widehat {DPN} = \widehat {DNP}\) \(=\dfrac{{{{108}^0} - \widehat D}}{2}\) \(=\dfrac{{{{180}^0} - {{108}^{^0}}}}{2}\) \(= {36^0}\)
\(∆ CNM\) cân tại \(C\)
\( \Rightarrow \widehat {CNM} = \widehat {CMN}\) \(=\dfrac{{{{108}^0} - \widehat C}}{2}\)
\(=\dfrac{{{{180}^0} - {{108}^{^0}}}}{2}\) \(= {36^0}\)
\(\widehat {ADN} + \widehat {PNM} + \widehat {CNM} = {180^0}\)
\( \Rightarrow \widehat {PNM} \\= {180^0} - \left( {\widehat {ADN} + \widehat {CNM}} \right)\)
\(= {180^0} - \left( {{{36}^0} + {{36}^0}} \right) = {108^0}\)
\(∆ BMR\) cân tại \(B\)
\( \Rightarrow \widehat {BMR} = \widehat {BRM} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat B}}{2}\\ = \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\)
\(\begin{array}{l}\widehat {CNM} + \widehat {NMR} + \widehat {BMR} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {NMR}\\ = {180^0} - (\widehat {CMN} + \widehat {BMR})\ \\= {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)
\(∆ ARQ\) cân tại \(A\)
\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{AR}}Q} = \widehat {AQR} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat A}}{2} \\= \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\\\widehat {BRM} + \widehat {MRQ} + \widehat {{\rm{AR}}Q} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {MRQ} = {180^0} - (\widehat {BRM} + \widehat {{\rm{AR}}Q})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)
\(∆ QEP\) cân tại \(E\)
\(\begin{array}{l}\widehat {{\rm{EQ}}P} = \widehat {EPQ} = \dfrac{{{{180}^0} - \widehat E}}{2} \\= \dfrac{{{{180}^0} - {{108}^0}}}{2} = {36^0}\\\widehat {AQR} + \widehat {RQB} + \widehat {{\rm{EQ}}P} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {RQP} = {180^0} - (\widehat {AQR} + + \widehat {{\rm{EQ}}P})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}\widehat {EPQ} + \widehat {QPN} + \widehat {DPN} = {180^0}\\ \Rightarrow \widehat {QPN} = {180^0} - (\widehat {EPQ} + \widehat {DPN})\\ = {180^0} - ({36^0} + {36^0}) = {108^0}\end{array}\)
Suy ra : \(\widehat {PNM} = \widehat {NMR} = \widehat {MRQ} \) \( =\widehat {RQP} = \widehat {QPN}\)
Vậy \(MNPQR\) là ngũ giác đều.
Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình
Chương 3: Mol và tính toán hóa học
CHƯƠNG 10. NỘI TIẾT
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917-1945)
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8