Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
LG a,b,c
LG a,b,c
Dựa vào vị trí tương đối giữa hai đường thẳng dưới đây, hãy tìm mối liên hệ giữa các hằng số \(a, b, c\) và các hằng số \(a’, b’, c’\) để hệ phương trình
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x + b'y = c'} \cr} } \right.\)
\(a)\) Có nghiệm duy nhất
\(b)\) Vô nghiệm
\(c)\) Có vô số nghiệm
Phương pháp giải:
Sử dụng:
- Với hai đường thẳng \((d):y=ax+b \) và \((d'): y=a'x+b' \) trong đó \(a\) và \(a'\) khác \(0\). Ta so sánh các hệ số \(a,\ a'\); \(b,\ b'\).
+) Nếu \(a \ne a'\) thì \(d\) cắt \(d' \Rightarrow \) hệ đã cho có một nghiệm duy nhất.
+) Nếu \(a=a',\ b \ne b'\) thì \(d\) song song với \(d' \Rightarrow \) hệ đã cho vô nghiệm.
+) Nếu \(a=a',\ b=b'\) thì \(d\) trùng với \(d' \Rightarrow \) hệ đã cho có vô số nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Ta chia ra các trường hợp:
\(1.\) Trường hợp \(a, b, a’, b’\) đều khác \(0 \)
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x + b'y = c'} \cr} } \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y = - \displaystyle{a \over b}x + {c \over b}}(d)\cr
{y = - \displaystyle{{a'} \over {b'}}x + {{c'} \over {b'}}} (d') \cr}} \right.\)
\(a)\) Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất khi hai đường thẳng \((d)\) và \((d')\) cắt nhau tức là hai đường thẳng này có hệ số góc khác nhau. Do đó \(\displaystyle{a \over b} \ne {{a'} \over {b'}} \) hay \(\displaystyle{a \over {a'}} \ne {b \over {b'}}\)
\(b)\) Hệ phương trình đã cho vô nghiệm khi hai đường thẳng \((d)\) và \((d')\) song song. Tức là hai đường thẳng này có hệ số góc bằng nhau và tung độ gốc khác nhau. Do đó:
\(\left\{ {\matrix{\displaystyle
{{a \over b} = {{a'} \over {b'}}} \cr
\displaystyle{{c \over b} \ne {{c'} \over {b'}}} \cr}}\right.\) hay \( \displaystyle{a \over {a'}} = {b \over {b'}} \ne {c \over {c'}}\) (nếu \(c’ \ne 0\)) hoặc \(\displaystyle{a' \over {a}} = {b' \over {b}} \ne {c' \over {c}}\) (nếu \(c \ne 0\))
\(c)\) Hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm khi hai đường thẳng \((d)\) và \((d')\) trùng nhau tức là hai đường thẳng này có cùng hệ số góc và tung độ gốc. Do đó
\(\left\{ {\matrix{\displaystyle
{{a \over b} = {{a'} \over {b'}}} \cr
\displaystyle{{c \over b} = {{c'} \over {b'}}} \cr}} \right.\) hay \( \displaystyle {a \over {a'}} = {b \over {b'}} = {c \over {c'}}\) (nếu \(c’ \ne 0\)) hoặc \(\displaystyle{a' \over {a}} = {b' \over {b}} = {c' \over {c}}\) (nếu \(c \ne 0\))
\(2.\) Trường hợp \(a = 0\) và \(a’ \ne 0\)
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x + b'y = c'} \cr} } \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y = \displaystyle{c \over b}} \cr
{y = \displaystyle - {{a'} \over b'}x + {{c'} \over {b'}}} \cr} } \right. \text{(nếu } b’ \ne 0)\)
Hoặc
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x + b'y = c'} \cr} } \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y =\displaystyle {c \over b}} \cr
{x = \displaystyle{{c'} \over {a'}}} \cr} } \right. \text{(nếu } b’ = 0)\)
Vì đường thẳng \(y =\displaystyle {c \over b}\) song song hoặc trùng với trục \(Ox\), còn đường thẳng \(y = \displaystyle - {{a'} \over {b'}}x + {{c'} \over {b'}}\) và đường thẳng \(x = \displaystyle {{c'} \over {a'}}\) luôn luôn cắt trục hoành nên đường thẳng \(y =\displaystyle {c \over b}\) luôn luôn cắt hai đường thẳng \(y = \displaystyle - {{a'} \over {b'}}x + {{c'} \over {b'}}\) và \(x = \displaystyle {{c'} \over {a'}}\) . Do đó hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất.
Tương tự trường hợp \(a \ne 0\) và \(a' = 0\) , hệ phương trình đã cho cũng có nghiệm duy nhất.
\(3.\) Trường hợp \(a = a’ = 0\)
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x + b'y = c'} \cr} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{y =\displaystyle {c \over b}} \cr
{y =\displaystyle {{c'} \over {b'}}} \cr} } \right.} \right.\)
Hệ đã cho vô nghiệm khi \(\displaystyle {c \over b} \ne {{c'} \over {b'}}\)
Hệ đã cho có vô số nghiệm khi \(\displaystyle {c \over b} = {{c'} \over {b'}}\)
\(4.\) Trường hợp \(b = 0 ; b’≠ 0\)
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x + b'y = c'} \cr} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{x = \displaystyle {c \over a}} \cr
{y = \displaystyle - {{a'} \over {b'}}x + {{c'} \over {b'}}} \cr} } \right.} \right.\)
Vì đường thẳng \(x = \displaystyle {c \over a}\) song song hoặc trùng với trục \(Oy\), còn đường thẳng \(y = \displaystyle - {{a'} \over {b'}}x + {{c'} \over {b'}}\) luôn cắt trục \(Oy\) nên hai đường thẳng này luôn luôn cắt nhau. Do đó hệ đã cho có nghiệm duy nhất.
Tương tự trường hợp \(b \ne 0\) và \(b' = 0\) , hệ phương trình đã cho cũng có nghiệm duy nhất.
\(5.\) Trường hợp \(b = b’ = 0\)
\(\left\{ {\matrix{
{ax + by = c} \cr
{a'x + b'y = c'} \cr} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
{x = \displaystyle {c \over a}} \cr
{x = \displaystyle {{c'} \over {a'}}} \cr} } \right.} \right.\)
Hệ vô nghiệm khi hai đường thẳng đó song song: \(\displaystyle {c \over a} \ne {{c'} \over {a'}}\)
Hệ có vô số nghiệm khi hai đường thẳng đó trùng nhau: \(\displaystyle {c \over a} = {{c'} \over {a'}}\)
Áp dụng
Áp dụng
Áp dụng:
\(a)\) Hãy lập một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có nghiệm duy nhất
\(b)\) Hãy lập một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn vô nghiệm
\(c)\) Hãy lập một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm
Phương pháp giải:
Áp dụng kết quả các ý trước.
Lời giải chi tiết:
\(a)\) Hệ phương trình \(\left\{ {\matrix{
{2x + 3y = 1} \cr
{3x - y = 3} \cr} } \right.\) có một nghiệm duy nhất vì \(\dfrac{a}{{a'}} \ne \dfrac{b}{{b'}}\left( {\dfrac{2}{3} \ne \dfrac{3}{{ - 1}}} \right)\)
\(b)\) Hệ phương trình
\(\left\{ {\matrix{
{2x + 3y = 1} \cr
{4x + 6y = 5} \cr} } \right.\) vô nghiệm vì \(\dfrac{a}{{a'}} = \dfrac{b}{{b'}} \ne \dfrac{c}{{c'}}\left( {\dfrac{2}{4} = \dfrac{3}{6} \ne \dfrac{1}{5}} \right)\)
\(c)\) Hệ phương trình \(\left\{ {\matrix{
{2x + 3y = 1} \cr
{4x + 6y = 2} \cr} } \right.\) có vô số nghiệm vì \(\dfrac{a}{{a'}} = \dfrac{b}{{b'}} = \dfrac{c}{{c'}}\left( {\dfrac{2}{4} = \dfrac{3}{6} = \dfrac{1}{2}} \right)\)
Đề thi vào 10 môn Toán Sóc Trăng
Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Văn 9
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Phước
SOẠN VĂN 9 TẬP 2
CHƯƠNG 1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ