Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Ôn tập chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Hàm số bậc hai y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số bậc hai
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập ôn chương IV. Hàm số y=ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 1.1
Bài 1.1
Điểm nào sau đây thuộc đường thẳng \(3x – 2y = 3:\)
\(A(1 ; 3);\) \( B(2 ; 3);\)
\(C(3 ; 3);\) \(D(4 ; 3)?\)
Phương pháp giải:
Sử dụng:
- Điểm \(M(x_0;y_0)\) thuộc đường thẳng \(ax+by=c\) \( \Leftrightarrow ax_0+by_0=c\)
Lời giải chi tiết:
- Thay \(x=1;y=3\) vào phương trình \(3x – 2y = 3\) ta được: \(3.1-2.3=3\)
\(\Leftrightarrow -3=3\) (vô lí)
Do đó điểm \(A(1;3)\) không thuộc đường thẳng \(3x – 2y = 3.\)
- Thay \(x=2;y=3\) vào phương trình \(3x – 2y = 3\) ta được: \(3.2-2.3=3\)
\(\Leftrightarrow 0=3\) (vô lí)
Do đó điểm \(B(2;3)\) không thuộc đường thẳng \(3x – 2y = 3.\)
- Thay \(x=3;y=3\) vào phương trình \(3x – 2y = 3\) ta được: \(3.3-2.3=3\)
\(\Leftrightarrow 3=3\) (luôn đúng)
Do đó điểm \(C(3;3)\) thuộc đường thẳng \(3x – 2y = 3.\)
- Thay \(x=4;y=3\) vào phương trình \(3x – 2y = 3\) ta được: \(3.4-2.3=3\)
\(\Leftrightarrow 6=3\) (vô lí)
Do đó điểm \(D(4;3)\) không thuộc đường thẳng \(3x – 2y = 3.\)
Vậy điểm \(C (3 ; 3)\) thuộc đường thẳng \(3x – 2y = 3.\)
Bài 1.2
Bài 1.2
Trong mỗi trường hợp sau, hãy xác định đường thẳng \(ax + by = c\) đi qua hai điểm \(M\) và \(N\) cho trước
\(a) M (0 ; -1), N (3 ; 0)\)
\(b) M (0 ; 3), N (-1 ; 0)\)
Phương pháp giải:
Sử dụng:
- Đường thẳng \(ax+by=c\) đi qua điểm \(M(x_0;y_0)\) \( \Leftrightarrow ax_0+by_0=c\)
Lời giải chi tiết:
\(a)\) Vì đường thẳng \(ax + by = c\) đi qua điểm \(M (0 ; -1)\) nên
\(a.0+b.(-1)=c \Leftrightarrow b = -c\)
Vì đường thẳng \(ax + by = c\) đi qua điểm \(N (3 ; 0)\) nên
\(a.3+b.0=c \Leftrightarrow 3a = c \Leftrightarrow a = \displaystyle{c \over 3}\)
Do đó đường thẳng phải tìm là \(\displaystyle{c \over 3}x - cy = c\). Vì đường thẳng \(MN\) được xác định nên \(a, b\) không đồng thời bằng \(0\), do đó \(c \ne 0\).
Khi đó: \(\displaystyle{c \over 3}x - cy = c \Leftrightarrow \displaystyle{1 \over 3}x - y = 1 \\ \Leftrightarrow x – 3y = 3\)
Vậy phương trình đường thẳng là: \(x – 3y = 3\)
\(b)\) Vì đường thẳng \(ax + by = c\) đi qua điểm \(M (0 ; 3)\) nên
\(a.0+b.3=c \Leftrightarrow 3b = c \Leftrightarrow b = \displaystyle {c \over 3} \)
Vì đường thẳng \(ax + by = c\) đi qua điểm \(N (-1 ; 0)\) nên
\(a.(-1)+b.0=c \Leftrightarrow a = -c \)
Do đó đường thẳng phải tìm là: \( - cx +\displaystyle {c \over 3}y = c\). Vì đường thẳng \(MN\) được xác định nên \(a, b\) không đồng thời bằng \(0\), do đó \(c \ne 0\).
Khi đó: \( - cx +\displaystyle {c \over 3}y = c \Leftrightarrow -x + \displaystyle{1 \over 3}y= 1 \\ \Leftrightarrow 3x - y =- 3\)
Vậy phương trình đường thẳng là: \(3x - y = -3.\)
Bài 26. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
Nghị luận xã hội
Bài 34
Đề thi vào 10 môn Toán Đồng Nai
Đề thi vào 10 môn Anh Bắc Ninh