Các dạng đề về tác phẩm văn học
Các dạng đề về tác phẩm văn học

Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi đã đọc bài thơ Đi đường của Bác Hồ

         Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Người không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc mà còn đồng thời là một thi nhân vô cùng tài ba. Sinh thời, sự nghiệp sáng tác của Người cũng vô cùng đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là tập thơ "Nhật kí trong tù". Tập thơ gồm hai mươi bài thơ, là những tác phẩm được Người hoàn thành trong khi bị giam giữ ở nhà ngục Tưởng Giới Thạch. Trong số đó, "Đi đường" ( Tẩu lộ) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất, ca ngợi hình ảnh của người chiến sĩ Cách mạng trong gian lao.

         Trong 14 tháng bị chính quyền Tưỏng Giới Thạch bắt giam (từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943), Bác đã chuyển đi trên ba chục nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng tây (Trung Quốc).

         Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên cho biết: trong những lần bị áp giải đi ấy, Bác “bị trói giật khuỷu tay cổ mang xiềng xích (...) dầm mưu dãi nắng trèo núi qua truông... Đau khổ như vậy, nhưng Cụ vẫn vui vẻ...”. Bài thơ Đi đường khơi nguồn cảm hứng từ những lần chuyển lao đầy gian khổ ấy. Bài thơ trong nguyên tác bằng chữ Hán, đó là một bài thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu).

         Sách giáo khoa dùng bản dịch của Nam Trân - đã chuyển thể thơ thất ngôn tứ tuyệt sang thể thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, trôi chảy nhưng làm giảm đi giọng điệu rắn rỏi trong nguyên tác.

         Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

       Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

       Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

       Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

       Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

       Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

         Ý thơ chính, nay đột ngột bộc lộ ở câu thơ cuối. Thường có hình ảnh gây ấn tượng nhất vì thể hiện ý thơ chính gắn với chủ đề bài thơ. Nghĩa là con đường núi trập trùng, cao chât ngất cũng như con đường đời cũng dài dhng dặc và con đường cách mạng chồng chất gian lao... nhưng không phải là vô tận. Người đi đường không nản chí, biết kiên nhẫn thì rồi cuối cùng sẽ lên đốn đĩnh cao chót vót, sẽ đi tới đích và sẽ đứng trên đỉnh cao của chiến thắng vẻ vang.

         Từ trên đỉnh cao ấy, người đi đường có thể ngắm nhìn bao quát cả đất trời bao la: “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Câu thơ ngụ ý sâu xa: hạnh phúc lớn lao của người cách mạng sau khi giành đưực thắng lợi vẻ vang là đã trải qua bao gian khổ, hi sinh.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved