Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
Bài 3. Điều hoàn hoạt động của gen
Bài 4. Đột biến gen
Bài 5. Nhiễn sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Bài 7. Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Bài 8. Quy luật Menđen: Quy luật phân li
Bài 9. Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 14. Thực hành: Lai giống
Bài 15. Bài tập chương I và chương II
I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
1. Khái niệm và các loại
a. Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong một hay một số cặp tương đồng.
b. Các loại
Loại đột biến lệch bội | Đặc điểm bộ NST trong tế bào | Ký hiệu bộ NST |
Thể không | Tế bào lưỡng bội mất 2 nhiễm sắc thể của một cặp | 2n-2 |
Thể một | Tế bào lưỡng bội mất một cặp nhiễm sắc thể | 2n-1 |
Thể một kép | Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có một chiếc | 2n-1-1 |
Thể ba | Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có ba chiếc | 2n+1 |
Thể bốn | Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc | 2n+2 |
Thể bốn kép | Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc | 2n+2+2 |
… |
2.Cơ chế phát sinh
- Do rối loạn quá trình phân bào.
+ Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh
+ Hoặc trong nguyên phân, tạo thể khảm.
a. Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh
- Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể tạo ra các giao tử không bình thường (thừa hay thiếu NST).
- Trong thụ tinh: Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
b. Xảy ra trong nguyên phân (Ở tế bào sinh dưỡng)
- Do sự phân ly không bình thường của các cặp NST trong nguyên phân hình thành tế bào lệch bội.
- Tế bào lệch bội tiếp tục nguyên phân làm cho 1 phần cơ thể có các tế bào bị lệch bội tạo ra thể khảm.
3. Hậu quả
- Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
- VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY) ở người.
4. Ý nghĩa
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- Xác định vị trí gen trên NST.
II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n… gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.
- Cơ chế phát sinh:
+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.
+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Đặc điểm của thể đa bội:
+ Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
+ Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...)
- Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt (tạo cây trồng năng suất cao... )
Sơ đồ tóm tắt lý thuyết:
CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT
Đề kiểm tra học kì 2
Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 4 – Hóa học 12
CHƯƠNG X. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ