Phần I
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
1. Đề văn thuyết minh
Đọc các đề văn thuyết minh sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).
b) Giới thiệu một tập truyện.
c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.
g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).
i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.
k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).
m) Giới thiệu về tết Trung thu.
n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên
- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.
Trả lời:
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Đối tượng thuyết minh của bài văn (trang 138, 139 SGK Ngữ văn 8 tập 1) là gì?
b. Chỉ ra phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết nội dung mỗi phần
c. Để giới thiệu chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp thế nào? (Xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lí không? Vì sao?)
d. Phương pháp thuyết minh trong bài là gì?
Trả lời:
a. Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b. Dàn ý
+ Phần mở bài (từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống
+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe
+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp
c.
- Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:
+ Gồm hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d. Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
Phần II
LUYỆN TẬP
(trang 140, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Lập dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam"
Trả lời:
* Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam
* Thân bài:
- Trình bày cấu tạo chiếc nón lá
+ Hình dáng chiếc nón
+ Kích thước chiếc nón lá
+ Nguyên liệu làm nón
+ Quy trình làm nón lá
- Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam
- Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày
- Ý nghĩa biểu tượng của nón lá.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.
Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài 19
Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8