1. Đề thi học kì 2 - Đề số 1
1. Đề thi học kì 2 - Đề số 2
3. Đề thi học kì 2 - Đề số 3
4. Đề thi học kì 2 - Đề số 4
5. Đề thi học kì 2 - Đề số 5
6. Đề thi học kì 2 - Đề số 6
7. Đề thi học kì 2 - Đề số 7
8. Đề thi học kì 2 - Đề số 8
9. Đề thi học kì 2 - Đề số 9
10. Đề thi học kì 2 - Đề số 10
11. Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 7 cánd diều
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên.
[..]
(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió.
(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn
B. Lục ngôn
C. Thất ngôn
D. Tự do
Câu 2. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?
A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
B. Cỏ dại
C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút
D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..
Câu 3. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?
A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;
B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;
C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;
D. Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió.
A. Liệt kê
B. Điệp
C. Nhân hóa
D. Liệt kê và điệp.
Câu 5. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên
A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;
B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;
C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;
D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.
Câu 6. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:
A. Chủ thể trữ tình - tác giả
B. Cây lúa
C. Cỏ dại
D. Nước lũ
Câu 7. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 8. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?
Câu 9. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn B. Lục ngôn C. Thất ngôn D. Tự do |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì? A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương B. Cỏ dại C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về: Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào? A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ D. Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa N=nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.25 điểm):
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió. A. Liệt kê B. Điệp C. Nhân hóa D. Liệt kê và điệp. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ liệt kê và điệp ngữ
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì? Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.25 điểm):
Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là: A. Chủ thể trữ tình - tác giả B. Cây lúa C. Cỏ dại D. Nước lũ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là cỏ dại
=> Đáp án: C
Câu 7 (1.0 điểm):
Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên. |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên:
- Số tiếng trong các dòng thơ không giống nhau;
- Số câu thơ không hạn định.
- Cách gieo vần tự do
Câu 8 (1.5 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ? |
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của em
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Dù cỏ nhỏ nhoi, không ai chú ý, không ai nhớ đến nhưng cỏ vẫn âm thầm tồn tại từ xa xưa và đến mãi về sau. Dù gió mưa, dù nước lũ, cỏ vẫn là loài cây không thể bị tiêu diệt. Sức sống của cỏ trong đoạn trích trên khiến ta nhớ đến những câu thơ của Thanh Thảo trong bài Đàn ghita của Lorca: Không ai chôn cất tiếng đàn - Tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
Câu 9 (1.0 điểm):
Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì? |
Phương pháp giải:
Từ nội dung rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích:
- Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.
- Trước khó khăn không bao giờ được gục ngã.
- Cần phải biết trân trọng những điều bình dị.
Phần II (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. |
Phương pháp giải:
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ
b. Biểu hiện
c. Ý nghĩa của lòng biết ơn
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ:
- Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.
- Muốn có được quả ngọt thì phải có "kẻ trồng cây", người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.
=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.
b. Biểu hiện:
- Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.
- Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.
- Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.
c. Ý nghĩa của lòng biết ơn:
- Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.
- Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.
- Nêu cảm nhận chung.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận cá nhân.
Unit 7. Shopping around
Chương 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Phần Lịch sử
Bài 3. Những góc nhìn văn chương
Unit 8. I believe I can fly
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7